Hầu hết các mắt trong nghiên cứu đều có tình trạng bệnh hết sức nặng nề. Tỷ lệ mắt bị glôcôm ở giai đoạn trầm trọng, gần mù và mù chiếm tới 75,7% trường hợp. Như vậy, mặc dù đã được điều trị rất tích cực bằng thuốc và phẫu
thuật nhưng đa số các mắt trong nghiên cứu đều ở giai đoạn muộn. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do bệnh nhân quá chủ quan và không hiểu biết rõ về
bệnh nên không đến khám để được theo dõi thường xuyên. Một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng là các hình thái glôcôm phức tạp như
glôcôm tân mạch, glôcôm tái phát nhiều lần, glôcôm chấn thương,.. thực sự là tình trạng bệnh lý khó điều trị với các phương pháp thông thường. Chính vì thế, một số bệnh nhân dù đã được theo dõi thường xuyên nhưng do không được tiếp cận các phương pháp điều trị tiên tiến hơn nên tình trạng bệnh vẫn tiếp tục tiến triển. Ngoài ra, vì đây là nghiên cứu lần đầu áp dụng tại Việt Nam nên chúng tôi cũng hết sức cân nhắc khi lựa chọn đối tượng có thị lực cao vào nghiên cứu
Bảng 4.1: Tương quan giữa hình thái và giai đoạn tiến triển glôcôm
Giai đoạn Hình thái Glôcôm Sơ phát Tiến triển Trầm trọng, gần mù, mù Tổng Gl nguyên phát đã PT 1 8 17 26 Gl tân mạch 2 0 23 25 Gl thứ phát khác 6 1 16 23 Tổng 9 9 56 74 Tình trạng nặng nề của bệnh glôcôm cũng được phản ánh rõ nét bằng biểu hiện tổn hại nặng chức năng thị giác (thị lực, thị trường) và biểu hiện lõm đĩa thị.
4.1.8.Tình trạng giác mạc và số lượng tế bào nội mô giác mạc
Do nhãn áp rất cao đồng thời bệnh nhân đã phải phẫu thuật nhiều lần (kể
cả các phẫu thuật không nhằm hạ nhãn áp) nên tình trạng giác mạc của bệnh nhân thường xấu. Các tổn thương thường gặp là phù, sẹo, tổn thương biểu mô giác mạc và có thể phối hợp 2 hoặc cả 3 tổn thương này. Trong đó rất nhiều trường hợp tình trạng phù và sẹo giác mạc khiến chúng tôi không thể đánh giá
được mật độ tập trung tế bào nội mô giác mạc. Trên thực tế, việc đánh giá được chính xác tình trạng tế bào nội mô giác mạc có vai trò hết sức quan trọng làm ảnh hưởng đến kết quả thành công thực sự của phẫu thuật. Chúng tôi không chọn vào nhóm nghiên cứu những mắt bệnh nhân có thể đếm được số lượng tế bào nội mô mà mật độ trung bình dưới 500 tế bào/mm2 do nguy cơ gây loạn dưỡng giác mạc sau mổ. Tuy nhiên, do điều kiện kỹ thuật hiện có, việc phân biệt giữa tình trạng phù giác mạc do mất tế bào nội mô thực sự hay phù giác mạc do tăng nhãn áp kéo dài hầu như không thể thực hiện được. Chính vì vậy, trong rất nhiều trường hợp nhãn áp rất cao nên mặc dù không đánh giá được tế bào nội mô do giác mạc phù, sẹo nhưng chúng tôi vẫn tiến hành phẫu thuật đặt van cho bệnh nhân.