Chức năng thị giác trước phẫu thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật đặt van dẫn lưu thuỷ dịch tiền phòng điều trị một số hình thái glôcôm (Trang 117 - 118)

Các chức năng thị giác chính như thị lực và thị trường của nhóm điều trị

thường trong tình trạng bị tổn hại khá nặng nề. Trong số 74 mắt nghiên cứu, chỉ

20 mắt có thị lực từ đếm ngón tay 3m trở lên, tức là chỉ có 27,0% trường hợp không trong tình trạng mù lòa (theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới). Trong 73% trường hợp ở mức mù lòa còn lại thì 8,1% trường hợp mù hoàn toàn (ST-).

Thị lực kém khiến việc đánh giá thị trường trên hầu hết số mắt nghiên cứu khó có thể thực hiện được bằng thị trường kế Humphrey mà phải dùng thị trường kế Goldmann. Mặt khác, số lượng mắt không thể đo được thị trường do thị lực quá kém cũng chiếm tỷ lệđáng kể (45,9%). Trong số 40 mắt (54,1% trường hợp) có thể kiểm tra được thị trường thì có tới 22 mắt thị trường tổn hại gần sát trung tâm (tổn thương đến 150 trung tâm). Các tổn thương chức năng này hoàn toàn phù hợp với biểu hiện về giai đoạn tổn thương của bệnh glôcôm.

4.1.4.Tình trạng nhãn áp:

Tất cả các trường hợp đều có tình trạng nhãn áp cao hơn 25 mmHg trước phẫu thuật. Trên toàn bộ nghiên cứu có 27% trường hợp nhãn áp cao hơn 32 mmHg và đặc biệt trên những mắt glôcôm tân mạch thì tỷ lệ này tới 48%, cao hơn hẳn so với mắt glôcôm nguyên phát đã phẫu thuật (P<0,05). Bên cạnh đó, mức nhãn áp trung bình trước phẫu thuật của nhóm glôcôm tân mạch cũng cao hơn so với nhóm glôcôm nguyên phát đã phẫu thuật. Điều này có thểđược lý giải phần nào khi lượng thuốc hạ nhãn áp trung bình được sử dụng trên những mắt glôcôm nguyên phát đã phẫu thuật (2,9 ± 0,5) cao hơn trên những mắt glôcôm tân mạch (2,6± 0,6) (P< 0,05). Khi so sánh mức nhãn áp trung bình (31,5 ± 5,2 mmHg) và số lượng thuốc hạ nhãn áp trung bình trước phẫu thuật (2,8 ± 0,6 thuốc) của toàn nhóm nghiên cứu với mức nhãn trung bình và thuốc trong nghiên cứu của Das JC. thực hiện trên mắt glôcôm khó điều trị người Ấn độ (31.5± 7,9 mmHg và 2,8± 0,7 thuốc) chúng tôi không nhận thấy có sự khác biệt [39].

4.1.5.Tình trạng đĩa thị

Trong nghiên cứu, ngoài 9 trường hợp không thể soi được đáy mắt để đánh giá đĩa thị thì trong số các trường hợp còn lại có tới 55,4% có lõm đĩa rất rộng (trên 7/10) và lõm đĩa gần như hoàn toàn trên 12 mắt chiếm 18,5%. Tuy nhiên, so với nghiên cứu cũng thực hiện trên đối tượng glôcôm khó điều trị của V.A. Tuấn (2009), chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắt có lõm đĩa dưới 7/10 của chúng tôi còn cao hơn đáng kể. Điều này có thể do đa số đối tượng chọn vào trong nghiên cứu của V.A.Tuấn thường ở giai đoạn glôcôm mù hoặc gần mù (84,2% trong nhóm glôcôm tân mạch) [11]. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy tổng số mắt không khám được gai thị và lõm đĩa rộng (>7/10) thấp hơn đáng kể so với tổng số mắt không làm được thị trường và thị trường tổn thương trầm trọng. Điều này chứng tỏ ngoài tăng nhãn áp glôcôm thì các tổn thương khác tại nhãn cầu như tổn hại võng mạc đái tháo đường, cao huyết áp, đục thể thủy tinh, sẹo giác mạc,…cũng là những nguyên nhân đáng kể gây nên tổn hại chức năng thị giác trong nhóm nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật đặt van dẫn lưu thuỷ dịch tiền phòng điều trị một số hình thái glôcôm (Trang 117 - 118)