Mối liên quan của mức độ thành công của phẫu thuậ t

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật đặt van dẫn lưu thuỷ dịch tiền phòng điều trị một số hình thái glôcôm (Trang 110 - 115)

3.3.4.1 Yếu tố toàn thân

Khi đánh giá mối liên quan giữa mức độ thành công của phẫu thuật với các yếu tố sẵn có của bệnh nhân, chúng tôi không thấy mối liên quan giữa mức

độ thành công của phẫu thuật với tuổi cũng như phân nhóm lứa tuổi. Tuy nhiên kết quả có liên quan tới yếu tố giới tính. Hệ số nguy cơ của thất bại giữa 2 giới nữ và nam OR= 4,2 (khoảng tin cậy 95% CI từ 1,3 tới 16,3; P=0,012), giới tính không ảnh hưởng tới mức độ thành công hoàn toàn của phẫu thuật.

Bảng 3.45: Tương quan giữa giới tính và mức thành công của phẫu thuật

Giới tính Thành công hoàn toàn Thành công 1 phần Thất bại Tổng

Nam 19 (46,3%) 18 (43,9%) 4 (9,8%) 41 (100%)

Nữ 13 (39,4%) 9 (27,3%) 11 (33,3%) 33 (100%)

Tổng 32 (43,2%) 27 (36,5%) 15 (20,3%) 74 (100%)

3.3.4.2 Yếu tố tại mắt trước phẫu thuật

Đánh giá mối liên quan giữa mức độ thành công chung của toàn bộ phẫu thuật với các yếu tố sẵn có trước phẫu thuật chúng tôi nhận thấy yếu tố nhãn áp trước phẫu thuật ảnh hưởng tới mức thành công chung của phẫu thuật.

Bảng 3.46: Tương quan nhãn áp trước PT và mức thành công của phẫu thuật

Mức thành công của phẫu thuật Mức nhãn áp Thành công chung Thất bại Tổng Nhãn áp ≤ 32 mmHg 47(87,0%) 7(13,0%) 54(100,0%) Nhãn áp >32 mmHg 12(60,0%) 8(40,0%) 20(100,0%) Tổng 59(79,7%) 15(20,3%) 74(100,0%)

Các trường hợp có nhãn áp cao trên 32 mmHg có tỷ lệ thất bại cao hơn các trường hợp có nhãn áp trước phẫu thuật từ 32 mmHg trở xuống (P=0,01; OR=4,5, khoảng tin cậy 95% CI từ 1,4 đến 14,8)

Tương quan giữa hình thái glôcôm với mức thành công của phẫu thuật

Bảng 3.47:Tương quan giữa hình thái glôcôm và mức thành công của phẫu thuật

Hình thái Thành công hoàn toàn Thành công 1 phần Thất bại Tổng

Gl nguyên phát đã PT 15 (57,7%) 7 (26,9%) 4 (15,4%) 26 (100,0%)

Gl tân mạch 9 (36,0%) 12 (48,0%) 4 (16,0%) 25 (100,0%)

Gl thứ phát khác 8 (34,8%) 8 (34,8%) 7 (30,4%) 23 (100,0%)

Tổng 32 (43,2%) 27 (36,5%) 15 (20,3%) 74 (100,0%)

Tương quan giữa giai đoạn tiến triển của bệnh glôcôm với mức thành công của phẫu thuật được xác định với mức thống kê P= 0,81

Bảng 3.48: Tương quan giữa giai đoạn bệnh glôcôm và mức thành công của PT

Giai đoạn glôcôm Thành công hoàn toàn Thành công 1 phần Thất bại Tổng

Sơ phát 3 (33,3%) 3 (33,3%) 3 (33,3%) 9 (100,0%) Tiến triển 6 (66,7%) 3 (33,3%) 0 (,0%) 9 (100,0%)

Trầm trọng 9 (40,9%) 9 (40,9%) 4 (18,2%) 22 (100,0%)

Gần mù, mù 14 (41,2%) 12 (35,3%) 8 (23,5%) 34 (100,0%)

Tổng 32 (43,2%) 27 (36,5%) 15 (20,3%) 74 (100,0%)

Tương quan giữa số lần phẫu thuật kết mạc trước đây với mức thành công của phẫu thuật được xác định với mức thống kê P= 0,084

Trong nhóm glôcôm tân mạch, mối tương quan giữa việc điều trị hay không điều trị tân mạch được xác định với P = 0,57

Trong nhóm glôcôm nguyên phát đã phẫu thuật, tương quan giữa số lần phẫu thuật hạ nhãn áp trước đây và thời gian từ lần phẫu thuật gần nhất được xác

3.3.4.3 Yếu tố xảy ra trong phẫu thuật

Chúng tôi nhận thấy phương pháp che phủ ống dẫn lưu cũng có ảnh hưởng tới kết quả chung của phẫu thuật (P=0,03). Khi phân tích riêng cho từng phương pháp che phủ ống dẫn lưu, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ thành công chung khi sử

dụng phương pháp tạo đường hầm củng mạc để che ống dẫn lưu thấp hơn khoảng 1/3 so với các phương pháp khác (P=0,048; Exp(B) = 0,28, khoảng tin cậy 95% CI từ 0,079 đến 0,99)

Bảng 3.49: Tương quan của thành công của phẫu thuật với cách phủống dẫn lưu

Phương pháp phủ ODL Kết quảđiều trị Hầm củng mạc Phương pháp khác Hệ số nguy cơ Thành công chung 23 36 Thất bại 11 4 Exp (B) = 0,28

Tương quan giữa chất liệu tạo van với mức thành công của phẫu thuật

được xác định với mức thống kê P= 0,054

Tương quan giữa các biến chứng trong mổ với mức thành công của phẫu thuật được xác định với mức thống kê P= 0,63

3.3.4.4 Yếu tố xuất hiện sau phẫu thuật

Mối liên quan giữa mức độ thành công của phẫu thuật với biến chứng tại mắt giai đoạn sớm sau phẫu thuật được thể hiện trong các bảng dưới đây.

Bảng 3.50: Tương quan hởống dẫn lưu với mức thành công của phẫu thuật

Hởống dẫn lưu Thành công hoàn toàn Thành công 1 phần Thất bại Tổng

Không 29(46,0%) 31(49,2%) 3(4,8%) 63(100,0%)

Có 4(36,4%) 2(18,2%) 5(45,5%) 11(100,0%)

Tổng 33(44,6%) 33(44,6%) 8(10,8%) 74(100,0%)

Như vậy, mắt hở ODL có tỷ lệ thất bại cao hơn so với không hởống (P=0,009).

Hởđĩa dẫn lưu Thành công hoàn toàn Thành công 1 phần Thất bại Tổng Không 31(46,3%) 324(7,8%) 4(6,0%) 67(100,0%) Có 2(28,6%) 1(14,3%) 4(57,1%) 7(100,0%) Tổng 33(44,6%) 33(44,6%) 8(10,8%) 74(100,0%) Chúng tôi cũng nhận thấy các mắt có hở đĩa dẫn lưu có tỷ lệ thất bại cao hơn so với mắt không bị hởđĩa dẫn lưu (P=0,002).

Bảng 3.52: Chỉ số nguy cơ thất bại nhóm bệnh nhân bị biến chứng van dẫn lưu

Yếu tốảnh hưởng OR ( hoặc Exp(B)) Khoảng 95% CI P

Hởống dẫn lưu 7,2 1,8 – 28,6 0,005

Tắc ống dẫn lưu 0,98

Hởđĩa dẫn lưu 14,3 2,4 – 83,8 0,002

Bảng 3.52 cho thấy tình trạng hở ống và hở đĩa dẫn lưu tác động có ý nghĩa thống kê lên sự thất bại của phẫu thuật

Ngoài ra mức độ thành công của phẫu thuật còn liên quan một số biến chứng sớm khác như bong hắc mạc, xẹp tiền phòng, xuất huyết tiền phòng:

Bảng 3.53: Nguy cơ thất bại của nhóm bệnh nhân bị biến chứng sớm sau PT

Yếu tốảnh hưởng OR Khoảng 95% CI P

Xẹp tiền phòng 4,95 1,4 – 18,1 0,018

Bong hắc mạc 4,9 1,4– 16,8 0,008

Xuất huyết tiền phòng 0,77 0,63 – 0,92 0,015

Bảng trên cho thấy cả ba biến chứng xẹp tiền phòng, bong hắc mạc và xuất huyết tiền phòng đều có ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật (riêng biến chứng xuất huyết tiền phòng có OR nhỏ hơn 1 sẽảnh hưởng ngược chiều lên mức độ

Chương IV: BÀN LUN

Phẫu thuật dẫn lưu thủy dịch tiền phòng đã được biết đến ở Việt Nam từ

nhiều năm. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại van dẫn lưu mới chỉ được sử dụng một cách rải rác tại một vài cơ sở điều trị.. Từ năm 2007, sự có mặt thường xuyên của loại van dẫn lưu thủy dịch dạng Ahmed đã giúp việc điều trị các trường hợp glôcôm phức tạp có thêm nhiều lựa chọn và tạo điều kiện cho việc

đánh giá khả năng điều chỉnh nhãn áp của van dẫn lưu trên người Việt Nam được thực hiện đầy đủ và toàn diện hơn. Trong thời gian 2 năm, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật đặt van dẫn lưu cho gần 100 mắt bệnh nhân. Do theo dõi không đầy

đủ, do giai đoạn đầu kỹ thuật chưa hoàn chỉnh hoặc do một số trường hợp chấn thương ngay trên mắt đặt van gây di lệch phải rút bỏ van nên chỉ có 74 mắt còn

đủ điều kiện lựa chọn để đưa vào nghiên cứu này. Trong quá trình phẫu thuật và theo dõi điều trị cũng như tham khảo tài liệu trên thế giới, chúng tôi đã rút ra

được một số nhận xét về kết quả của phẫu thuật cũng như một số yếu tố liên quan tới kết quả phẫu thuật sau đây:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật đặt van dẫn lưu thuỷ dịch tiền phòng điều trị một số hình thái glôcôm (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)