VAN DẪN LƯU THỦY DỊCH TIỀN PHÒNG AHMED

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật đặt van dẫn lưu thuỷ dịch tiền phòng điều trị một số hình thái glôcôm (Trang 34 - 36)

Van dẫn lưu thủy dịch Ahmed (New World Medical) được Mateen Ahmed

đề xuất và lần đầu tiên được sử dụng trên lâm sàng vào năm 1993. Van được thiết kế dưới dạng một ống dẫn lưu (nối thông với tiền phòng) tiếp nối với một

đĩa dẫn lưu (đặt cách xa rìa). 1.4.1.Cấu tạo van dẫn lưu thủy dịch Ahmed [24][30][80] Hình 1.5: Van dẫn lưu thủy dịch Ahmed trên lưng đĩa van. Bảng 1.1: Đặc điểm cấu tạo của van dẫn lưu thủy dịch Ahmed Đặc điểm S2 (S3) FP7 (FP8)

Đĩa van dẫn lưu Prolypropylene Silicon mềm

Ống dẫn lưu Silicon mềm Silicon mềm

Lá van Màng chun dãn bằng silicon Màng chun dãn bằng silicon

Độ dày 1.9 mm 0.9 mm Độ rộng 13.00 mm (9.6) 13.00 mm (9.6) Độ dài 16.00 mm (10) 16.00 mm (10) Diện tích bề mặt 184.00 mm2 (96) 184.00 mm2 (96) Độ dài ống 25.00 mm 25.00 mm Đường kính lòng ống 0.305 mm 0.305 mm

Đường kính bên ngoài của ống 0.635 mm 0.635 mm

Có 2 loại van dẫn lưu thủy dịch tiền phòng Ahmed: van cứng (S2) với đĩa van được làm bằng chất liệu PMMA và van mềm (FP7) với đĩa van được làm bằng chất liệu silicon mềm. 2 loại van này có cấu tạo giống nhau vềđộ rộng, độ

dài, diện tích cũng như chất liệu và đường kính lòng ống dẫn lưu. Tuy nhiên, van mềm được làm mỏng hơn (0,9mm) so với van cứng (1,9mm) và quanh đĩa van mềm không có gờ bao quanh như van cứng. Van mềm có khả năng kéo dãn tốt hơn và dễ uốn cong hơn van cứng. Khả năng uốn cong của đĩa van mềm không chỉ dựa vào chất liệu silicon mềm mà còn dễ thực hiện hơn khi nhà thiết kế tạo

nên 2 rãnh sẻ dọc nông

Hình 1.6: Hướng dòng chảy trên van dẫn lưu Ahmed

Bộ phận điều chỉnh lưu lượng thủy dịch của van Ahmed là một khoang nhỏ có cấu tạo hết sức tinh tế nằm ở nơi tiếp giáp giữa ống và đĩa dẫn lưu.

Hướng chảy của thủy dịch

Khoang này được hình thành bởi một lá silicon mỏng (kích thước 8x7mm) gấp lại với bờ tự do tạo thành van một chiều theo kiểu van chân không. Lá silicon mỏng có thể thay đổi hình dạng nhờ lượng thủy dịch thoát ra từ lòng ống. Mặt khác, dựa vào định luật Bernoulli về thủy động học, chênh lệch giữa lưu lượng nước chảy vào và chảy ra khỏi buồng chân không tỷ lệ thuận với chênh lệch áp lực giữa phía trong (lòng ống dẫn lưu hay tiền phòng) với ngoài buồng chân không (khoang dưới kết mạc). Nhờđó, tùy thuộc vào chênh lệch nhãn áp với bên ngoài nhiều hay ít mà lượng thủy dịch thoát ra nhiều hay ít tương ứng. Các nhà sản xuất đã thiết kếđể van Ahmed có thể mở ra khi áp lực thủy dịch đạt 8mmHg.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật đặt van dẫn lưu thuỷ dịch tiền phòng điều trị một số hình thái glôcôm (Trang 34 - 36)