Phản ứng mô và sinh hóa xảy ra quanh van dẫn lư u

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật đặt van dẫn lưu thuỷ dịch tiền phòng điều trị một số hình thái glôcôm (Trang 36 - 39)

Cũng như tất cả các chất liệu nhân tạo khác, van dẫn lưu thủy dịch khi đặt vào dưới kết mạc cũng gây nên một loạt các đáp ứng sinh học của cơ thể như: phản ứng viêm (viêm cấp, viêm mạn và hình thành tổ chức hạt), phản ứng của tổ

chức miễn dịch với vật lạ và hình thành vỏ xơ bao quanh vật liệu nhân tạo.

1.4.2.1 Phản ứng viêm:[22][81][95][131]

Giai đoạn viêm xuất hiện ngay sau khi van dẫn lưu được đặt vào dưới kết mạc. Trong giai đoạn này sự hấp thụ các sợi fibrin và fibrinogen trên bề mặt tạo nên màng mỏng fibrin bao bọc van. Trên thực tế, mọi phản ứng với chất liệu van không diễn ra trực tiếp với chất liệu van mà chỉ gián tiếp qua phản ứng với màng fibrin mới hình thành này. Bên cạnh đó, tác động hóa hướng động của các chất trung gian hóa học (histamin, các yếu tố tăng trưởng,…) khiến các mạch máu dãn rộng và thu hút rất nhiều tế bào viêm (bạch cầu đa nhân trung tính, tiểu cầu,…), sợi fibrin và fibrinogen,…tới tập trung xung quanh van và vùng kết mạc tổn thương trong giai đoạn cấp tính.

Sự hấp thụ fibrin và lắng đọng tế bào trong lòng ống dẫn lưu có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng dẫn lưu của van trong giai đoạn sớm. Theo Lim SK. (1999) có tới 8-11% trường hợp ống dẫn lưu bị tắc hoặc bán tắc trong giai đoạn sớm do hiện tượng dính fibrin này [81]. Tuy nhiên, với chất liệu silicon thường được sử

thực bào giảm hơn nhiều so với các chất liệu khác nên ảnh hưởng của hiện tượng này ít được nhắc đến trên lâm sàng. Khả năng bám dính của tế bào viêm, nguyên bào sợi lên chất liệu silicon giảm hẳn so với chất liệu polystyren cũng đã được Schocket S. và cộng sự xác định trên nuôi cấy tế bào vào năm 1986 [114].

Sau giai đoạn viêm cấp, vào khoảng ngày thứ nhất đến ngày thứ 5 sau đặt van, các tế bào bạch cầu đa nhân trung tính được thay thế dần bởi các đại thực bào, các bạch cầu đơn nhân (đặc biệt là các tế bào lympho), báo hiệu bước chuyển sang giai đoạn viêm mạn.

Giai đoạn hình thành tổ chức hạt và lấp đầy tổ chức được đặc trưng bởi sự

xuất hiện của các nguyên bào sợi, các tân mạch và chất ngoại bào. Càng về sau, các sợi collagen (Typ III) càng nhiều thay thế cho các nguyên bào sợi.

1.4.2.2 Phản ứng với chất liệu lạ:

Phản ứng với chất liệu van dẫn lưu được biểu hiện bằng sự có mặt của các tế bào khổng lồ và các thành phần hình thành tổ chức hạt như nguyên bào xơ, đại thực bào,…. Do chất liệu (polypropylen, silicon) thường tạo cho bề mặt van dẫn lưu trơn nhẵn nên thành phần phản ứng chủ yếu là các đại thực bào. Trên tiêu bản mô học thường thấy quanh van dẫn lưu tập trung một hoặc hai hàng đại thực bào, rất nhiều sợi fibrin và không nhiều các tế bào khổng lồ.

1.4.2.3 Hình thành vỏ xơ bao quanh van dẫn lưu:

Hình thành vỏ xơ bao quanh van dẫn lưu là phản ứng hay gặp và làm ảnh hưởng tới kết quả của phẫu thuật đặt van dẫn lưu tiền phòng điều trị glôcôm. Vỏ

xơ có thể hình thành quanh ống dẫn lưu gây bít tắc ống, quanh đĩa van dẫn lưu gây cản trở thủy dịch tỏa lan vào vùng dưới kết mạc hoặc bao quanh lá van (với van Ahmed) gây mất chức năng của van.

Hình thành vỏ xơ quanh ống dẫn lưu: Từ những năm 80 của thế kỷ trước, Schocket SS. đã chú ý tới khả năng hình thành bao xơ quanh ống dẫn lưu silicon. Trên thực nghiệm tác giả nhận thấy thành phần của vỏ xơ bao gồm sợi fibrin và các nguyên bào sợi. Về sau, các nguyên bào sợi được thay thế dần bằng các sợi

collagen typ III. Tổ chức xơ không xâm nhập vào lòng ống, không dính vào thành ống mà chỉ bọc ở xung quanh hoặc phát triển ởđầu ống dẫn lưu. Chính vì thế, mặc dù tồn tại với thời gian dài nhưng ống dẫn lưu vẫn không bị tổ chức xơ

gây bít tắc và thủy dịch có thể thoát ra xung quanh đĩa van dẫn lưu. Bao xơ

quanh ống dẫn lưu tiếp liền với tổ chức liên kết nằm dưới đĩa van. Nơi tiếp giáp với đĩa van được bao xơ che phủ nhưng khoảng cách xa hơn so với đường ống.

Hình thành vỏ xơ quanh đĩa dẫn lưu: phản ứng tạo vỏ xơ quanh đĩa van dẫn lưu rất khác nhau trên từng cá thể. Tuy nhiên, sự tiếp xúc với thủy dịch glôcôm thoát ra trên bề mặt đĩa khiến khả năng hình thành bao xơ trở nên đáng kể hơn. Mô tả mô bệnh học của Molteno năm1976 cho thấy nếu chỉ đặt đĩa van dẫn lưu vào cùng đồ dưới kết mạc (không đưa ống dẫn lưu vào tiền phòng) thì lớp vỏ xơ hình thành quanh đĩa van chỉ là lớp sợi collagen vô mạch mỏng khoảng 20-60μm. Nếu sau khoảng 1 tuần, đầu ống dẫn lưu được nối thông với tiền phòng

để thủy dịch có thể thoát ra vùng đĩa dẫn lưu thì lớp vỏ xơ quanh đĩa dẫn lưu

được hình thành dày hơn khoảng 190-250 μm, có khả năng thấm dịch và ít thành phần gây xơ mạch hơn thành phần gây phân hủy fibrin. Trong khi đó lớp vỏ xơ

hình thành quanh các đĩa dẫn lưu được tiếp xúc thành phần thủy dịch ngay từđầu thường dày hơn tới 300-600 μm với lớp vỏ collagen và mạch máu có nguồn gốc từ thượng củng mạc phía ngoài và lớp các tế bào gây giáng hóa fibrin phía trong, hai lớp này có độ dày tương đương nhau. Độ dày cuối cùng của lớp bao xơ quanh

đĩa dẫn lưu phụ thuộc vào sự tương tác giữa hai lớp vỏ này [60].

Trên một số đĩa van dẫn lưu có các lỗ nhỏ có đường kính khoảng 50-500

μm. Sau khoảng 3 tháng, các lỗ có đường kính từ 100 μm trở lên sẽ bị lấp đầy bởi tổ chức liên kết chứa tân mạch và các tế bào viêm. Các lỗ nhỏ hơn hầu như

không có sự xâm nhập của tổ chức liên kết..

Hình thành vỏ xơ quanh lá van: thông thường lá van dẫn lưu được bảo vệ

kín trong buồng van (nằm ở vị trí tiếp ráp ống dẫn lưu - đĩa dẫn lưu) và không tiếp xúc với các tổ chức xơ xung quanh. Trong một số trường hợp, buồng chứa lá van bị tổn thương (do quá trình sản xuất, do pince kẹp vào,...) khiến tổ chức xơ

xâm nhập vào buồng van gây ra những phản ứng quanh lá van giống như phản

ứng xảy ra quanh đĩa van dẫn lưu.

™ Phản ứng liên quan tới mảnh ghép phủ đường ống dẫn lưu: trong phẫu thuật đặt van, đường ống dẫn lưu có thể được che phủ bằng đường hầm củng mạc, mảnh củng mạc ghép, màng ngoài tim hoặc bằng mảnh chất liệu nhân tạo. Do phần đường ống dẫn lưu thường không tiếp xúc với thủy dịch thoát ra nên phản ứng xung quanh mảnh chất liệu phủ ống cũng giống như phản ứng ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các bộ phận khác trên cơ thể. Giai đoạn đầu, xung quanh mảnh ghép quanh ống dẫn lưu tập trung rất nhiều fibrin, các yếu tố hóa hướng động và các tế bào viêm. Về sau các đại thực bào xuất hiện nhiều cùng với các nguyên bào sợi. Sau khoảng 6 tháng các nguyên bào sợi dần được thay thế bởi các sợi collagen. Năm 2001, Jacop J. và cộng sự tiến hành thí nghiệm so sánh sự khác nhau giữa chất liệu phủ ống tự nhiên với chất liệu nhân tạo [59]. Các tác giả nhận thấy các đại thực bào tập trung ít hơn và tổ chức collagen hình thành xung quanh mảnh ghép nhân tạo thường đồng nhất, sắp xếp có trật tự hơn so với mảnh ghép tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật đặt van dẫn lưu thuỷ dịch tiền phòng điều trị một số hình thái glôcôm (Trang 36 - 39)