CẮT GIẢM CHI PHÍ TUÂN THỦ BĂN KHOĂN VỀ TÍNH THỰC CHẤT

Một phần của tài liệu Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 (Trang 25 - 26)

20 Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025. Mục tiêu chung của Nghị quyết số 68/NQ-CP là đưa hoạt động cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh doanh giai đoạn 2020 - 2025. Mục tiêu chung của Nghị quyết số 68/NQ-CP là đưa hoạt động cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia lên một nấc thang mới.

CẮT GIẢM CHI PHÍ TUÂN THỦ - BĂN KHOĂN VỀ TÍNH THỰC CHẤT BĂN KHOĂN VỀ TÍNH THỰC CHẤT

NHỮNG ĐỀ XUẤT TRONG PHƯƠNG ÁN CÓ THỂ

GIẢM CHI PHÍ TUÂN THỦ NHƯNG CHƯA PHẢI LÀ ĐỘT PHÁ

Trong các Phương án mà VCCI tiếp cận được, chúng tôi nhận thấy các đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa chủ yếu tập trung vào các dạng như:

Bỏ yêu cầu phải cung cấp có một số tài liệu hoặc lược bỏ một số nội dung trong mẫu tờ khai. Đây là các thông tin mà cơ quan cấp phép có thể tra cứu trên hệ thống thông tin chung (chủ yếu bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng minh nhân dân/căn cước công dân của cá nhân trong hồ sơ xin cấp giấy phép);

Bỏ yêu cầu phải cung cấp một số giấy tờ, tài liệu trước đó cơ quan thực hiện thủ tục đã cấp (ví dụ: không phải cung cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành về khóa bồi dưỡng trình độ chuyên môn trong hồ sơ cấp chứng chỉ…);

Chuyển phương thức thực hiện thủ tục lên cổng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 hoặc trên phương tiện điện tử.

Các đề xuất trên có ở hầu hết các Phương án và chiếm đa số trong tổng số kiến nghị. Ngoài ra, một số Phương án còn có đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng: giảm số lượng hồ sơ, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục. Các kiến nghị này là hợp lý, sẽ góp phần tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính. Nhưng để cho rằng các đề xuất này sẽ tác động lớn, có tính cải cách trong hoạt động cắt giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp thì vẫn còn khiên cưỡng.

Bên cạnh những dạng kiến nghị trên thì trong các Phương án có một số kiến nghị đáng lưu ý sau:

Bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không còn áp dụng trên thực tế

Phương án của Bộ Giao thông vận tải đề xuất bỏ các điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô như: đảm bảo số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường; bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai…

Đây là các điều kiện kinh doanh quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008, nhưng đã không còn trong các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP21

quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Như vậy, trên thực tế không còn áp dụng các điều kiện kinh doanh này nữa. Do đó, mức độ tác động của đề xuất này là không nhiều. Tuy vậy, dự thảo Luật Giao thông đường bộ đang được soạn thảo để thay thế Luật năm 2008. Việc xác định không còn các điều kiện này trong Luật sắp tới sẽ có ý nghĩa vì các điều kiện kinh doanh bất hợp lý được bãi bỏ trong văn bản cấp luật.

Một phần của tài liệu Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)