QUY MÔ THỬ NGHIỆM –
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CẠNH TRANH
7 ĐIỂM LẠI PHÁP LUẬT CHƯƠNG
01
CHẤT LƯỢNG CỦA THÔNG TƯ, CÔNG VĂN CHƯƠNG
02
KHÔNG GIAN
THỬ NGHIỆM PHÁP LÝ SANDBOX CHƯƠNG
03
ĐÁNH GIÁ PHẢN HỒI
CỦA CƠ QUAN SOẠN THẢO CHƯƠNG
04
72 https://dantri.com.vn/kinh-doanh/2-nam-thi-diem-mo-hinh-grab-uber-luong-xe-da-tang-hon-120-lan-20180516103125648.htm.
HỘP 10
Do vậy, cơ quan quản lý cần quan tâm khi xác định giới hạn về quy mô thử nghiệm cho từng trường hợp, lưu ý đến bối cảnh thị trường kinh tế số Việt Nam phát triển không đồng đều và tập trung cao vào hai thành phố lớn của đất nước.
Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), thị trường kinh tế số của Việt Nam chủ yếu tập trung ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội mà chưa phát triển ra các tỉnh thành khác. Khoảng cách trong lĩnh vực Thương mại điện tử giữa hai thành phố này và 61 địa phương còn lại gần như không có thay đổi trong cả giai đoạn 2016 - 2020.
Chỉ số Thương mại điện tử74 của Tp. Hồ Chí Minh là 67,6 điểm, Hà Nội là 55,7 điểm. Điểm số của hai địa
phương này có khoảng cách rất lớn với địa phương đứng thứ 3 (Đà Nẵng - 19,0 điểm). Điểm trung bình của cả nước là 8,5 điểm, cho thấy khoảng cách giữa hai thành phố này với phần còn lại là rất lớn; Dịch vụ chuyển phát hàng hoá bán lẻ trực tuyến: tỷ lệ bưu gửi của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 60% tổng bưu gửi của toàn thị trường;
Tên miền: số lượng tên miền của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh chiếm 72% số tên miền của cả nước.
Thị trường kinh tế số tại Việt Nam
74 Chỉ số Thương mại điện tử được tính toán với 3 trụ cột: (i) nguồn nhân lực và hạ tầng thông tin; (ii) giao dịch Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C); (iii) giao dịch Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). nghiệp với người tiêu dùng (B2C); (iii) giao dịch Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).
THAM GIA HAY KHÔNG? – SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP THAM GIA THỬ NGHIỆM
Cơ chế thử nghiệm thường giới hạn việc tham gia của các doanh nghiệp bằng cách ấn định số lượng tham gia. Từ góc nhìn của cơ quan quản lý, nguồn lực quản lý là yếu tố không cho phép quá nhiều doanh nghiệp cùng mô hình kinh doanh tham gia.
Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp cho rằng việc giới hạn số lượng tham gia sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp được tham gia và doanh nghiệp không được tham gia. Để dễ hình dung, có thể so sánh doanh nghiệp được tham gia như một học sinh được nhận vào một trường học danh tiếng, mà ở đây là danh tiếng từ Nhà nước. Danh tiếng này có thể đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp sáng giá hơn trong mắt các nhà đầu tư hoặc dễ dàng được tin dùng hơn bởi người sử dụng. Việc này vô tình có thể tạo ra “người thắng” và “kẻ thua”.
Trong trường hợp giới hạn số lượng, có thể xuất hiện “cuộc đua” dành cơ hội tham gia Sandbox giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Khi đó, các quy định của cơ chế Sandbox cần được thiết kế một cách minh bạch, rõ ràng, nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp và hạn chế nguy cơ tiêu cực có thể xảy ra.
Để tham gia vào cơ chế Sandbox, các doanh nghiệp cần trình đề án đăng ký tham gia và chịu sự quản lý,