1,2 triệu x1 tháng x 200.000 xe.

Một phần của tài liệu Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 (Trang 29 - 31)

Quy định yêu cầu lắp camera trên xe ô tô vận tải hành khách từ 09 chỗ trở lên, xe container, xe đầu kéo HỘP 1

Tóm lại: Từ năm 2016 đến nay, Chính phủ có nhiều đợt rà soát cắt giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp (cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính). Qua các hoạt động này, hàng trăm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính được bãi bỏ, đơn giản hóa, tạo thuận lợi đáng kể cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp rất hoan nghênh và kỳ vọng vào tính thực chất hơn nữa của những hoạt động mang tính cải cách này.

Có một nghịch lý là các cơ quan nhà nước đang lập Phương án để cắt giảm, đơn giản hóa chi phí tuân thủ trong các quy định liên quan đến kinh doanh, nhưng các chính sách đang soạn thảo và dự kiến ban hành hoặc đã ban hành lại có tình trạng gia tăng chi phí, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Điều này khiến cho hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh trở nên thiếu thống nhất và chưa thực sự hiệu quả.

Trong năm 2021, cơ quan nhà nước đã soạn thảo dự thảo Nghị định về kinh doanh vận tải nội bộ, trong đó đặt ra các yêu cầu xe ô tô vận tải nội bộ phải lắp thiết bị giám sát hành trình theo lộ trình; doanh nghiệp phải có giấy phép hoạt động vận tải nội bộ khi sử dụng một số loại ô tô vận tải nội bộ nhất định25. Theo khảo sát, chi phí lắp đặt thiết bị khoảng 1,5 triệu đồng/xe/thiết bị26. Dự kiến có khoảng 400.000 xe phải lắp. Như vậy, chỉ riêng về chi phí cho thiết bị, tổng chi phí cho số xe phải lắp ước tính khoảng 600 tỷ đồng. Chi phí này chưa phản ánh đầy đủ thực tế xã hội phải bỏ ra (chưa tính các chi phí về đường truyền, nhân sự xử lý thông tin; các chi phí cơ quan nhà nước phải bỏ ra để thực hiện quản lý…). Đối với một số doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và có hoạt động vận tải nội bộ thì việc yêu cầu lắp thêm thiết bị giám sát hành trình cũng như xin giấy phép hoạt động vận tải nội bộ sẽ gia tăng chi phí và tạo gánh nặng rất lớn về thủ tục hành chính. Trong khi đó còn rất nhiều vấn đề phải bàn về việc cấp giấy phép vận tải nội bộ (từ xác định tính chất của loại giấy phép này đến tính thống nhất với quy định của Luật Đầu tư 2020 cũng như tính hợp lý trong xác định mục tiêu quản lý nhà nước).

Vận tải nội bộ không phải là hoạt động kinh doanh vận tải, vì vậy áp dụng cơ chế quản lý tương tự như hoạt động kinh doanh vận tải là chưa hợp lý. Thời điểm Nghị định số 86/2014/NĐ-CP27 còn hiệu lực, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã phản ánh vướng mắc đối với quy định cấp giấy phép đối với hoạt động vận tải nội bộ. Đến nay, dự thảo Nghị định về vận tải nội bộ lại quy định về giấy phép này. Các chính sách đề xuất cho thấy cơ quan quản lý nhà nước vẫn khá lúng túng khi xác định cơ chế quản lý đối với hoạt động vận tải này.

Thông tư số 60/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư số 38/2014/TT-BTC hướng dẫn quy định về thẩm định giá ban hành nửa cuối năm 2021, cũng một số có quy định gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Thông tư số 60/2021/TT-BTC yêu cầu doanh nghiệp thẩm định giá phải tự xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và kết nối cơ sở dữ liệu về thẩm định giá của mình với cơ sở dữ liệu quốc gia về giá28.

ĐIỂM LẠI PHÁP LUẬT CHƯƠNG

01

CHẤT LƯỢNG CỦA THÔNG TƯ, CÔNG VĂN CHƯƠNG

02

KHÔNG GIAN

THỬ NGHIỆM PHÁP LÝ SANDBOX CHƯƠNG

03

ĐÁNH GIÁ PHẢN HỒI

CỦA CƠ QUAN SOẠN THẢO CHƯƠNG

04

Các quy định gia tăng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp

25 Ô tô đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô chuyên dùng và xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên; đơn vị vận tải sử dụng xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 10 tấn. 10 tấn trở lên; đơn vị vận tải sử dụng xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 10 tấn.

Một phần của tài liệu Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)