CẤP PHÉP VÀ QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 (Trang 85 - 86)

Thứ nhất, Thủ tướng Chính phủ hay Bộ chuyên ngành sẽ thực hiện việc xét duyệt đề án đăng ký và cấp

phép? Một số doanh nghiệp cho rằng, việc xem xét, phê duyệt đề án là hoạt động chuyên môn, do vậy nên thuộc thẩm quyền của Bộ chuyên ngành. Nếu thẩm quyền thuộc Thủ tướng, thời gian xét duyệt có nguy cơ bị kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ tham gia Sandbox và sự phát triển của doanh nghiệp.

Thứ hai, về thẩm quyền quản lý, giám sát, liệu cơ quan nào sẽ đứng ra làm đầu mối thực hiện hoạt động

này? Quay lại câu chuyện của các doanh nghiệp Fintech đã trình bày ở trên, hoạt động công nghệ tài chính có thể trải dài trong thẩm quyền của nhiều đơn vị như bảo hiểm (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính), chứng khoán, chứng chỉ quỹ (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước – Bộ Tài chính), thanh toán, tín dụng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)… Các doanh nghiệp lo ngại rằng, nếu không có cơ chế phối hợp chung hiệu quả giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro do cùng lúc chịu sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nước.

Thẩm quyền cấp phép và quản lÝ

THẨM QUYỀN

CẤP PHÉP VÀ QUẢN LÝ

8 ĐIỂM LẠI PHÁP LUẬT CHƯƠNG

01

CHẤT LƯỢNG CỦA THÔNG TƯ, CÔNG VĂN CHƯƠNG

02

KHÔNG GIAN

THỬ NGHIỆM PHÁP LÝ SANDBOX CHƯƠNG

03

ĐÁNH GIÁ PHẢN HỒI

CỦA CƠ QUAN SOẠN THẢO CHƯƠNG

Cơ chế thử nghiệm chỉ cho phép các sản phẩm, dịch vụ mới được hoạt động với thời gian nhất định, trong một quy mô nhất định. Do vậy, sau cơ chế thử nghiệm, cơ quan quản lý sẽ cần đưa ra quyết định về phương án xử lý tiếp theo. Có ba phương án xử lý thường được sử dụng, bao gồm: dừng thử nghiệm, gia hạn thử nghiệm và hoàn thành thử nghiệm.

Phương án dừng thử nghiệm được áp dụng nếu có vấn đề nghiêm trọng như lỗi kỹ thuật không thể khắc phục hoặc các rủi ro ảnh hưởng đến khách hàng, hệ thống mà không thể ngăn chặn…

Phương án hoàn thành thử nghiệm được áp dụng nếu sản phẩm, dịch vụ trong quá trình thử nghiệm chứng minh được thiết kế quản lý rủi ro tốt, không gây ra tác động nghiêm trọng đến hệ thống và người tiêu dùng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ được triển khai hoạt động kinh doanh rộng rãi trên thị trường. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý cũng cần xây dựng và ban hành được khung khổ pháp lý phù hợp với loại sản phẩm, dịch vụ mà các doanh nghiệp thử nghiệm đã triển khai. Rủi ro nằm ở chỗ cơ quan quản

Một phần của tài liệu Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)