Khoản 28 Điều 1 Luật Ban hành VBQPPL 2020.

Một phần của tài liệu Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 (Trang 56 - 59)

KIẾN NGHỊ

Cần kiểm soát việc ban hành điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính ở thông tư

Cấm thông tư ban hành điều kiện kinh doanh đã có từ Luật Doanh nghiệp 2005 và tiếp tục được duy trì trong Luật Đầu tư 2014, 2020. Sau 01/7/2016, tình trạng thông tư ban hành điều kiện kinh doanh giảm rõ rệt, nhưng việc vẫn có thông tư ban hành điều kiện kinh doanh cho thấy, cơ chế kiểm soát thực thi về thẩm quyền ban hành điều kiện kinh doanh tại Luật Đầu tư đang chưa hiệu quả.

Thông tư không được ban hành thủ tục hành chính mới có trong Luật Ban hành VBQPPL 2015 và tái khẳng định trong Luật Ban hành VBQPPL 2020. Nhưng Luật này lại cho phép ngoại lệ là khi các luật ủy quyền trực tiếp thì thông tư vẫn được ban hành thủ tục hành chính. Trường hợp ngoại lệ này dẫn tới tình trạng, thông tư vẫn có quyền ban hành thủ tục hành chính và thông tư ban hành thủ tục hành chính sau năm 2016 khá nhiều.

Một vấn đề đặt ra là, Luật Đầu tư đã cấm thông tư ban hành điều kiện kinh doanh, nhưng một số luật chuyên ngành lại ủy quyền cho bộ trưởng quy định một số quy định có tính chất là điều kiện kinh doanh (ví dụ: quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục để cấp chứng chỉ hành nghề…). Vì vậy, thông tư quy định các dạng quy định này và cho rằng không vi phạm vì hướng dẫn theo ủy quyền của luật.

Mặt khác, hiện nay, giữa các cơ quan soạn thảo chính sách vẫn chưa có quan điểm thống nhất về thế nào được xem là điều kiện kinh doanh, vấn đề điều kiện kinh doanh trong quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Do đó, có quan điểm khác biệt khi xác định liệu thông tư có đang quy định về điều kiện kinh doanh hay không.

Cải thiện quy trình tiếp nhận, xử lý vướng mắc từ thông tư

Rà soát VBQPPL là hoạt động thường xuyên của các bộ. Trong thời gian qua, có nhiều đợt rà soát lớn về VBQPPL do cơ quan nhà nước tiến hành (ví dụ: năm 2020, Tổ công tác rà soát VBQPPL của Thủ tướng Chính phủ thực hiện rà soát các quy định liên quan đến kinh doanh trong nhiều ngành lĩnh vực; năm 2016, 2018, có hai đợt rà soát lớn về điều kiện kinh doanh; năm 2021, các bộ đang xây dựng phương án cắt giảm đơn giản hóa các quy định về kinh doanh). Cộng đồng doanh nghiệp đã gửi về rất nhiều ý kiến phản ánh về các vướng mắc trong các quy định tại VBQPPL, trong đó có các quy định tại thông tư.

Tuy nhiên, không nhiều ý kiến của doanh nghiệp được ghi nhận và được sửa đổi. Tất nhiên, không phải tất cả các ý kiến phản ánh từ thực tiễn đều chính xác tuyệt đối, nhưng việc ghi nhận hay không ghi nhận không được các cơ quan nhà nước giải trình rõ ràng và công khai. Điều này khiến cho niềm tin của doanh nghiệp bị suy giảm khá nhiều và làm nản lòng họ khi phản ánh các ý kiến vướng mắc. Trong khi đó đây lại là nguồn thông tin quý giá để cơ quan nhà nước nhận diện vấn đề và tiến hành sửa đổi, hoàn thiện chất lượng của VBQPPL.

Để cải thiện chất lượng của thông tư, doanh nghiệp cho rằng cần tập trung vào các giải pháp sau:

Minh bạch hơn nữa về quy trình xây dựng thông tư:

Cần phải minh bạch hơn nữa quy trình xây dựng VBQPPL đặc biệt ở các khâu lấy ý kiến (công khai biên bản dự thảo cuối cùng trước khi trình lý để doanh nghiệp nhận biết); khâu giải trình tiếp thu (công khai bản giải trình tiếp thu của các bộ). Cần phải quy định trong VBQPPL về trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo công khai các thông tin này.

Thông tư – Còn nhiều điểm vướng

ĐIỂM LẠI PHÁP LUẬT CHƯƠNG

01

CHẤT LƯỢNG CỦA THÔNG TƯ, CÔNG VĂN CHƯƠNG

02

KHÔNG GIAN

THỬ NGHIỆM PHÁP LÝ SANDBOX CHƯƠNG

03

ĐÁNH GIÁ PHẢN HỒI

CỦA CƠ QUAN SOẠN THẢO CHƯƠNG

Thống nhất tiêu chí về điều kiện kinh doanh:

Cần có quy định để xác định thế nào là điều kiện kinh doanh. Đây chính là cơ sở để cơ quan chủ trì soạn thảo nhận biết được các dạng quy định được phép quy định hay không và cũng là cơ sở để các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức khác giám sát việc thực thi của cơ quan soạn chính sách.

Kiểm soát việc ủy quyền cho thông tư hướng dẫn ngay từ các luật chuyên ngành:

Cần phải quán triệt trong các luật chuyên ngành để tránh tình trạng ủy quyền cho thông tư ban hành thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Các cơ quan kiểm soát (ví dụ như cơ quan thẩm định, thẩm tra) phải tăng cường và chú trọng đến vấn đề này khi thực hiện thẩm định, thẩm tra dự thảo.

Nâng cao chất lượng của các báo cáo đánh giá tác động:

Trong đó cần tham vấn, khảo sát doanh nghiệp đối với các chính sách mới, các thủ tục hành chính để nhận diện chính xác những chi phí tuân thủ mà doanh nghiệp phải thực hiện, những tác động có thể có của chính sách lên doanh nghiệp.

Minh bạch về quy trình tiếp nhận phản ánh vướng mắc của doanh nghiệp:

Nhất là thông tin về xử lý phản ánh của doanh nghiệp trong các đợt rà soát VBQPPL của cơ quan nhà nước (ý kiến nào được tiếp thu đưa vào kế hoạch sửa đổi văn bản trong thời gian tới, ý kiến nào không được tiếp thu và lý do không tiếp thu) để tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp về hoạt động xây dựng chính sách.

Công văn là một dạng của văn bản hành chính56, hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức57.

Thực trạng sử dụng công văn trong áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)