Dự thảo phiên bản tháng 9 năm 2021.

Một phần của tài liệu Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 (Trang 76 - 79)

Loại văn bản pháp luật ban hành Sandbox

ĐIỂM LẠI PHÁP LUẬT CHƯƠNG

01

CHẤT LƯỢNG CỦA THÔNG TƯ, CÔNG VĂN CHƯƠNG

02

KHÔNG GIAN

THỬ NGHIỆM PHÁP LÝ SANDBOX CHƯƠNG

03

ĐÁNH GIÁ PHẢN HỒI

CỦA CƠ QUAN SOẠN THẢO CHƯƠNG

04

HỘP 7

Đề xuất xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Điều: Thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số mới

Quy định cơ quan đầu mối, cơ chế điều phối, tổ chức xử lý các đề xuất về nghiên cứu phát triển, triển khai sản phẩm, dịch vụ công nghệ số mới (cấp phép/cho phép thử nghiệm/thí điểm hoặc các trường hợp ngoại lệ…).

Quy định trách nhiệm, thẩm quyền của các bên liên quan trong nghiên cứu phát triển, triển khai sản phẩm, dịch vụ công nghệ số mới.

Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Điều: Cơ chế quản lý sản phẩm trí tuệ nhân tạo

(Điều này quy định về việc các sản phẩm, dịch vụ trí tuệ nhân tạo khi đưa ra thị trường cần được đánh giá để tạo niềm tin, bảo đảm kiểm soát những rủi ro và các tác động tiêu cực)

Khái niệm sản phẩm trí tuệ nhân tạo. Quy định về quản lý, đánh giá, thử nghiệm.

Yêu cầu đối với sản phẩm trí tuệ nhân tạo (công nghệ, kỹ thuật, tính năng; tác động về kinh tế xã hội; cách thức đánh giá; môi trường thử nghiệm; bộ dữ liệu mẫu…).

Cung cấp, sử dụng sản phẩm trí tuệ nhân tạo.

Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)

Điều 121. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Giao Chính phủ quy định những vấn đề mới phát sinh liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngoài quy định của Luật này và luật có liên quan (Sandbox).

12 2 4 1 2 3 4 3

Có thể thấy, chưa có một chuẩn chung, một “mô-típ” cụ thể cho việc ban hành một khung khổ thử nghiệm pháp lý. Việc ban hành Sandbox đang phụ thuộc vào trường hợp, cách tiếp cận và quan điểm của từng cơ quan soạn thảo.

Việc lựa chọn loại văn bản có thể cân nhắc thêm hai yếu tố sau:

Tốc độ soạn thảo và ban hành

Việc lựa chọn loại văn bản pháp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ ban hành cơ chế sandbox. Theo ý kiến của doanh nghiệp, cơ chế thử nghiệm vốn đã là một vấn đề phức tạp, do vậy, nên được ban hành riêng trong một văn bản pháp luật. Việc đưa quy định này vào trong một văn bản đồ sộ có thể ảnh hưởng đến thời gian ra đời của cơ chế thử nghiệm.

Sự tham gia rộng rãi của các đối tượng tác động

Việc cho phép một cơ chế thử nghiệm chắc chắn sẽ tác động lớn đến tất cả các doanh nghiệp có cùng mô hình kinh doanh tương tự, cũng như các doanh nghiệp tương lai muốn bước chân vào lĩnh vực này. Việc lấy ý kiến rộng rãi cũng như thời gian lấy ý kiến là rất cần thiết để đảm bảo tính hợp lý và khả thi của các quy định. Vì vậy, việc lựa chọn loại văn bản ban hành cũng đóng một phần rất quan trọng trong việc quyết định cách thức, phương thức, và chất lượng lấy ý kiến liên quan đến dự thảo.

NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện đang soạn thảo cơ chế thử nghiệm Fintech trong lĩnh vực ngân hàng. Phạm vi cơ chế được xác định nằm trong lĩnh vực ngân hàng.

Theo ý kiến của các doanh nghiệp, phạm vi thử nghiệm chỉ áp dụng cho ngành ngân hàng có thể bó hẹp phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu tài chính đa dạng của người dùng, nhiều doanh nghiệp đã phát triển một loạt các sản phẩm, dịch vụ trong liên ngành tài chính – ngân hàng như bảo hiểm, chứng khoán, trái phiếu, chứng chỉ quỹ… thậm chí là quản lý tài sản, mua chung bất động sản… Khi đó, có nguy cơ nhiều dịch vụ mới vẫn thuộc lĩnh vực công nghệ tài chính nhưng không được tiến hành thử nghiệm, hoặc có thể phải thử nghiệm theo một cơ chế khác. Cách tiếp cận như vậy gây lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp và tạo ra nguy cơ chồng lấn, không đồng nhất về cơ chế quản lý hoạt động thử nghiệm.

SANDBOX CHO MỌI LĨNH VỰC

Các sản phẩm, dịch vụ mới xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực, từ công nghệ thông tin đến các ngành truyền thống như giáo dục, y tế, giao thông vận tải, bất động sản… Có thể nói, mọi lĩnh vực của đời sống đều có sự tham gia của công nghệ. Liệu có cần thiết thiết lập một cơ chế thử nghiệm chung cho tất cả các lĩnh vực hay không?

Có thể hình dung, cơ chế này sẽ cho phép mọi mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ mới, dù thuộc lĩnh vực nào, đều có thể đăng ký tham gia thử nghiệm. Cơ chế này sẽ xác lập một trình tự, thủ tục rõ ràng về quy trình nhận và trả lời với đề xuất thử nghiệm từ phía doanh nghiệp. Khi đó, cơ quan quản lý nhà nước không thể không trả lời hoặc lấy lý do không có cơ sở pháp lý để từ chối yêu cầu thiết lập môi trường thử nghiệm của doanh nghiệp. Đương nhiên, văn bản này không loại trừ việc ban hành cơ chế riêng cho từng lĩnh vực, vì mỗi lĩnh vực có những đặc thù cần được thiết kế cơ chế Sandbox riêng. Tuy nhiên, trong những lĩnh vực chưa có quy định, việc này sẽ cho phép doanh nghiệp có thể nộp đề án xin phép thử nghiệm luôn mà không cần mất thêm một khoảng thời gian khá lớn để thiết lập khung pháp lý nữa.

Một phần của tài liệu Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)