KHÔNG GIAN THỬ NGHIỆM PHÁP LÝ SANDBO

Một phần của tài liệu Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 (Trang 67 - 69)

PHÁP LÝ SANDBOX

Cơ chế thí điểm – “Sandbox thời kỳ đầu”

Sandbox không phải là công cụ chính sách duy nhất Bao giờ có Sandbox?

Loại văn bản pháp luật ban hành sandbox Tiếp cận đa ngành hay đơn ngành? Mục tiêu của cơ chế thử nghiệm

Quy mô thử nghiệm – nhìn từ góc độ cạnh tranh Thẩm quyền cấp phép và quản lÝ

Rủi ro khi không ban hành kịp thời văn bản pháp luật

69 72 74 76 79 81 83 85 86

Công nghệ số được đánh giá sẽ mang lại lợi ích to lớn cho Việt Nam, khi có thể đem lại hơn 1.733 triệu tỷ đồng vào năm 2030, tương đương 27% GDP Việt Nam năm 2020, theo Báo cáo “Tiềm năng kinh tế số Việt Nam”61. Giá trị các thương vụ đầu tư vào các công ty công nghệ tại Việt Nam cũng tăng vọt, đạt 1.368 triệu USD chỉ trong nửa đầu năm 2021, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2020, theo thống kê của Google, Temasek và Bain&Company trong Báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2021.62

Tuy nhiên, sự xuất hiện của các sản phẩm, dịch vụ mới cũng đặt ra thách thức cho các cơ quan làm chính sách, khi pháp luật lại chưa có quy định hoặc không cho phép hoạt động của những sản phẩm, dịch vụ này. Phương thức làm luật truyền thống trong bối cảnh sự phức tạp và thay đổi nhanh chóng của công nghệ khiến việc ban hành quy định pháp luật cho các mô hình này trở nên không khả thi. Khi đó, cơ chế quản lý thử nghiệm (Regulatory Sandbox) được coi là một giải pháp để điều chỉnh những vấn đề phát sinh từ công nghệ mới chưa được kiểm chứng hoặc dự liệu bởi các quy định pháp luật. Nếu được vận hành tốt, cơ chế thử nghiệm sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển của công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nước.

Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có yêu cầu “sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Thời gian qua, một số cơ chế thí điểm cũng đã được xây dựng như cơ chế thí điểm cho dịch vụ xe hợp đồng qua ứng dụng điện tử, cơ chế thí điểm cho tiền di động (Mobile Money). Và hiện tại, các cơ quan quản lý cũng đang xây dựng hoặc đề xuất xây dựng một số cơ chế thử nghiệm như dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng hay cơ chế thử nghiệm cho sản phẩm, dịch vụ trí tuệ nhân tạo trong Đề xuất xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số.

Trong bối cảnh đó, phần tiếp theo của Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2021 sẽ đề cập đến một số thách thức, quan ngại trong việc xây dựng một cơ chế thử nghiệm cũng như mong muốn, kỳ vọng từ cộng đồng doanh nghiệp với cơ chế này.

61 https://alphabeta.com/wp-content/uploads/2021/10/vietnam-economic-impact-report-translated.pdf

Sự xuất hiện của các sản phẩm, dịch vụ mới không khỏi khiến các cơ quan quản lý “bỡ ngỡ”, do vậy, phản ứng phổ biến nhất là quan sát thị trường và chưa đưa ra động thái cụ thể. Sau một thời gian quan sát, một số lĩnh vực đã chuyển sang giai đoạn nghiên cứu, xây dựng phương án thí điểm, như sản phẩm tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đang được giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, theo Quyết định số 942/QĐ-TTg về xây dựng Chính phủ điện tử.63

Ở chiều ngược lại, một số ít dịch vụ đã được cho phép theo một cơ chế hoạt động đặc biệt, còn gọi là cơ chế thí điểm. Theo đó, cơ quan nhà nước chấp nhận cho doanh nghiệp hoạt động theo những nội dung được quy định cụ thể trong cơ chế thí điểm. Nếu không hoạt động theo cơ chế thí điểm, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn hoặc không có căn cứ pháp lý để triển khai dịch vụ.

Đề án 24 cho các doanh nghiệp công nghệ trong ngành vận tải bằng xe hơi là một cơ chế thí điểm như thế, được ban hành theo Quyết định số 24/QĐ-BGTVT64. Theo đó, doanh nghiệp công nghệ được tham gia vào hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe hợp đồng thông qua việc cung cấp ứng dụng kết nối giữa tài xế và người dùng. Đề án 24 đã mở ra không gian pháp lý cho mô hình kinh doanh này vì thời điểm đó, Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP đều không dự liệu trước tình huống này. Vận tải bằng xe hợp đồng khi đó đơn giản chỉ là sự thỏa thuận, giao kết trực tiếp giữa đơn vị vận tải và người dùng, và sử dụng văn bản giấy.

Một cơ chế khác là cơ chế thí điểm dành cho tiền điện tử (Mobile Money), theo Quyết định số 316/QĐ- TTg65. Theo đó, doanh nghiệp viễn thông được cung cấp dịch vụ thanh toán cho người sử dụng thông qua tài khoản viễn thông – lĩnh vực trước đây chỉ do các tổ chức tín dụng cung cấp theo Luật Các tổ chức tín dụng.

Cơ chế thí điểm – “Sandbox thời kỳ đầu”

63 Điểm đ Mục 5 Chương VI Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Một phần của tài liệu Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)