LÀ CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH DUY NHẤT

Một phần của tài liệu Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 (Trang 72 - 73)

2

Trước khi bàn về các thách thức của việc thiết kế cơ chế thử nghiệm, có lẽ cần đề cập một chút đến Sandbox và chính sách đổi mới sáng tạo. Cơ chế thử nghiệm được coi là công cụ hữu ích để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thông qua việc cho phép cơ quan quản lý được quan sát sản phẩm, dịch vụ mới trong môi trường thực được giới hạn. Dù vậy, cơ chế thử nghiệm không phải là công cụ cho mọi vấn đề phát sinh từ công nghệ. Cần thấy rằng, các sản phẩm, dịch vụ mới ứng dụng công nghệ không phải lúc nào cũng vi phạm các quy định pháp luật, hay bị cấm bởi pháp luật. Đôi khi chỉ là do tính mới nên luật pháp chưa có quy định phù hợp nhằm định dạng sản phẩm, dịch vụ đó.

Điều 33 Hiến pháp 2013 đã quy định rằng doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh được làm những gì pháp luật không cấm. Dù vậy, nhiều trường hợp doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh nhưng lại gặp một số vướng mắc, chẳng hạn:

Nhiều sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện chuyển đổi số trong các lĩnh vực truyền thống gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan để triển khai hoạt động kinh doanh trong thực tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại không tìm được sự trợ giúp, giải đáp phù hợp và thích đáng từ phía cơ quan nhà nước, và xuất hiện tình trạng không cơ quan nhà nước nào nhận trách nhiệm xử lý vấn đề đó;

Một số sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin mới, chưa có quy định pháp luật cụ thể, điều chỉnh đích danh, tuy nhiên vẫn có thể áp dụng các quy định pháp luật liên quan để áp dụng mà không tạo ra rủi ro lớn đến khách hàng và thị trường. Với trường hợp này, các doanh nghiệp sở hữu sản phẩm, dịch vụ này cũng có mong mỏi được công nhận tính hợp pháp của mô hình kinh doanh từ phía cơ quan nhà nước nhằm yên tâm kinh doanh, thuận lợi hơn trong quá trình gọi vốn và có cơ sở trong quá trình làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước khác.

Điều mà doanh nghiệp cần trong trường hợp này là một đầu mối hỗ trợ, cung cấp những giải đáp về pháp lý chính thức cho doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng triển khai hoạt động, yên tâm kinh doanh và thuận lợi trong việc gọi vốn.

HỘP 6

Sandbox không phải là công cụ chính sách duy nhất

ĐIỂM LẠI PHÁP LUẬT CHƯƠNG

01

CHẤT LƯỢNG CỦA THÔNG TƯ, CÔNG VĂN CHƯƠNG

02

KHÔNG GIAN

THỬ NGHIỆM PHÁP LÝ SANDBOX CHƯƠNG

03

ĐÁNH GIÁ PHẢN HỒI

CỦA CƠ QUAN SOẠN THẢO CHƯƠNG

04

Trung tâm đổi mới (Innovation Hub) là đầu mối liên hệ trong việc cung cấp các hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn cho các doanh nghiệp, dù đã được pháp luật điều chỉnh hoặc chưa điều chỉnh, nhằm giúp các doanh nghiệp này có thể nắm bắt được các quy định pháp luật, chính sách. Hình thức này không bao gồm việc thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ.

Cơ chế này có nhiều đặc tính như tiết kiệm chi phí (của cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp), dễ dàng để áp dụng; không cần đầu tư nhiều thời gian và chi phí. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Tài chính thay thế Cambrige vào năm 2019, trong số các phản hồi, số lượng doanh nghiệp được hỗ trợ thông qua Innovation Hub nhiều hơn 12 lần so với trong cơ chế Sandbox.

Mô hình Trung tâm đổi mới (Innovation Hub)

Một ví dụ khác là trường hợp Cơ quan quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) đã cung cấp những hướng dẫn pháp lý cho gần 140 công ty có liên quan đến cơ chế Sandbox của MAS. 75% số đơn mà MAS nhận được,

sau đó đã rút đơn hoặc được cho phép hoạt động mà không cần cơ chế Sandbox68.

0 500 1000 1500 2000 2500

Số doanh nghiệp được hỗ trợ bởi Innovation Hub

Số doanh nghiệp được hỗ trợ bởi cơ chế Sandbox 2.163

180Số doanh nghiệp được hỗ trợ bởi Innovation Hub và Sandbox Số doanh nghiệp được hỗ trợ bởi Innovation Hub và Sandbox

Hình

7

Một phần của tài liệu Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2021 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)