Triễn khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 2 (Trang 77 - 78)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm): Câu 1 (2,0):

3. Triễn khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):

Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được suy nghĩ về sự quan trọng của lòng dũng cảm mang tới sự thay đổi trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:

- Giải thích: “Cốt lõi” là chỉ yếu tố nòng cốt, quan trọng nhất → quan niệm khẳng định yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thay đổi là lòng dũng cảm.

- Quan niệm rất đúng đắn. Khi có lòng dũng cảm, mỗi bạn trẻ mới có thể thay đổi được bản thân mình, sống tốt hơn, đương đầu và vượt qua thách thức, góp phần thay đổi xã hội. (dẫn chứng từ các hoạt động tình nguyện của học sinh, sinh viên, từ các tấm gương những người trẻ tuổi vượt lên hòa cảnh để thay đổi chính mình như Nguyễn Công Hùng; Nguyễn Thảo Vân; Nguyễn Linh Chi…)

- Mỗi người đều cần rèn luyện sự dũng cảm và có ý thức thay đổi. Phê phán những bạn trẻ có thái độ sống ỷ lại, thụ động, hèn nhát, yếu đuối.

- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân: bản thân đã lựa chọn lối sống, cách sống như thế nào, đã nỗ lực để thay đổi những điều gì nhằm tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn.

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm)

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

5. Sáng tạo (0,25 điểm):

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

STUDY TIP

Cụ thể một số dẫn chứng:

- Nguyễn Công Hùng bị liệt từ năm hai tuổi, chỉ có một ngón tay cử động được. Song anh đã dũng cảm vượt lên hoàn cảnh, tự học, mở trung tâm dạy Tin học cho người khuyết tật, sáng lập trang web để tìm kiếm cơ hội việc làm cho người khuyết tật.

- Cô bé Nguyễn Linh Chi - Yên Bái sinh ra bẩm sinh đã không có chân, không có tay. Nhưng cô bé vẫn sống lạc quan, quyết tâm học tập. Cô bé đã tự rèn luyện để có thể viết và làm Toán như bao bạn bè đồng trang lứa.

Câu 2 (5,0 điểm)

STUDY TIP

Đối với dạng đề nghị luận văn học: minh chứng cho một ý kiến thông qua việc phân tích một phần, một yếu tố nào đó trong tác phẩm văn học, các em cần chú ý:

- Giải thích nội dung ý kiến và xác định chính xác phạm vi dẫn chứng sẽ sử dụng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Trang 5 - Nhìn nhận, đánh giá các vấn đề trong bài làm trong mối quan hệ với tổng thể tác phẩm.

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khát quát được vấn đề và thế hiện được nhận thức của cá nhân.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

Ý nghĩa, giá trị tư tưởng của cảnh đợi tàu trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” (làm sáng tỏ qua một ý kiến); liên hệ với cảnh lấy vợ trong truyện ngắn “Vợ nhặt”.

3. Triển khai vấn đề nghị luận:

Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.

a. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm):

Thạch Lam là cây bút văn xuôi xuất sắc của Tự lực văn đoàn. Mặc dù cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của Thạch Lam rất ngắn ngủi nhưng nhiều tác phẩm của ông lại có sức sống mạnh mẽ và tồn tại bền vững với thời gian. - “Hai đứa trẻ” được in trong tập “Nắng trong vườn” (1938) là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 2 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)