Một đoạn văn về hình ảnh đoàn tàu là thói quen của ước vọng:

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 2 (Trang 82 - 84)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm): Câu 1 (2,0):

2. Một đoạn văn về hình ảnh đoàn tàu là thói quen của ước vọng:

Đoàn tàu hiện ra từ trong bóng đêm đặc quánh với ánh sáng rực rỡ và âm thanh vang dội. Ánh sáng của những toa tàu mạ đồng, của làn khói sáng trắng. Liên và An thích thú nghe “tiếng dồn dập, tiếng rít mạnh vào ghi, tiếng còi” làm khuấy động không gian yên tĩnh. Liên còn dắt em đứng dậy để nhìn đoàn tàu vụt qua và thấy “ánh đèn sáng trưng chiếu rọi xuống đường”. Đoàn tàu rực sáng, vui vẻ, huyên náo và sang trọng. Đoàn tàu tương phản hoàn toàn với phố huyện của bóng tối đặc quánh, của sự im lặng, của những thanh âm đang chìm dần trong vô vọng. Háo hức mong chờ chuyến tàu hàng đêm, Liên và An không phải chờ người thân hay muốn bán thêm ít hàng như lời mẹ dặn mà đằng sau đó là nhiều nguyên nhân sâu xa khác. Với An, đứa em ngây thơ, tội nghiệp của Liên, đoàn tàu là một thứ đồ chơi đẹp đẽ trong tuổi thơ nghèo khó, lam lũ của em. Em đợi tàu là để được chơi, được sống như một đứa trẻ, dù là cuộc chơi nhờ, chơi hờ thiên hạ. Đoàn tàu cũng gợi nhắc đến quá khứ, đến Hà Nội - vầng hào quang của tuổi thơ. Đoàn tàu cho hai đứa trẻ được sống lại trong giây lát những khoảnh khắc, những ngày tháng hạnh phúc, ấm áp, sung túc khi xưa, ngày tháng được đi chơi vô tư, vui vẻ, được uống cốc nước lạnh xanh đỏ. Đợi tàu, với chị em còn là đợi những mơ tưởng, mơ tưởng được sống khác đi, được sống sôi động hơn. Đoàn tàu cho Liên và An được mơ ước, khát vọng, tạm phá vỡ cái đặc quánh của bóng tôi, hé mở về tương lai, hé mở cho chúng thấy có một thế giới khác ngoài phố huyện, cố thức để đợi tàu là nỗ lực vừa mơ hồ, vừa quyết liệt của Liên và An hướng về một cuộc sống đích thực để ngoi lên khỏi cuộc sống tàn tạ, để không bị nhấn chìm trong ao tù phố huyện, để bứt ra khỏi nhịp sống tẻ ngắt. Chúng không dễ dàng chấp nhận số phận, không dễ dàng thỏa hiệp với hoàn cảnh.

Lovebook.vn

(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019

CHUẨNCẤU TRÚC CỦABỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 27

Môn thi: NGỮVĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

(1) Tranh Tết Đông Hồ rất phong phú về nội dung, có tranh đơn chiếc, nhưng đa số là tranh bộ đôi, bộ tứ, dường như chịu ảnh hưởng từ thể biến ngẫu trong văn học. Chúng đối với nhau từ màu nền, nội dung và cả chữ trên tranh. Chủ đề trừ tà, cầu phúc, chúc tụng như các tranh: Gà đại cát, Gà trống, Tiến tài Tiến lộc, Ông tướng trấn môn,… chủ đề cảnh vật, cảnh sinh hoạt quan hệ gia đình, xã hội có: Lợn đàn, Gà đàn, Thầy đồ cóc, Trạng chuột vinh quy, Đánh vật, Rước trống, Hứng dừa, Đánh ghen, Rước rồng, Múa kì lân,… hay những tranh có nội dung ca ngợi anh hùng dân tộc như: Hai Bà Trưng, Triệu Âu xuất quân, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, hoặc bắt nguồn cảm hứng từ các tác phẩm văn học cổ điển như: Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên…

(2) Hầu hết tranh Đông Hồ đều có thơ hoặc phương ngôn bằng chữ Nôm hay chữ Hán. Trong thơ có họa và trong họa có thơ đã thể hiện mĩ cảm của người phương Đông. Thơ và họa gắn bó với nhau vừa tạo nên vẻ đẹp hoàn chỉnh của bố cục, vừa nói lên tâm tư, tình cảm của người nghệ sĩ dân gian “đối cảnh sinh tình”.

(Đặng Thế Minh, Thuyết minh Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, 2000)

Câu 1: Anh (chị) hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 2: Đoạn văn (1) đã sử dụng phép tu từ gì? Chỉ ra tác dụng của phép tu từ ấy. Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết trong đoạn trích trên.

Câu 4: Qua bài viết trên, anh (chị) hãy nhận xét một cách ngắn gọn nét đặc sắc của tranh dân gian Đông Hồ. II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Nhiều làng nghề truyền thống ngày nay đang bị mai một. Anh (chị) hãy viết một bài luận (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với việc giữ gìn các làng nghề truyền thống của dân tộc.

Câu 2 (5,0 điểm)

“Chi tiết nhỏ làm nên tác phẩm lớn” – Lev Tolstoy. Bằng việc phân tích chi tiết bát cháo hành trong

tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao và bát cháo hành trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân, anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên?

--- HẾT ---

Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm. Lovebook xin cảm ơn!

HƯỚNGDẪNGIẢI CHI TIẾT

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 2 (Trang 82 - 84)