II. LÀM VĂN (7,0 điểm): Câu 1 (2,0):
e. Liên hệ với cảnh lấy vợ của nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” (0,75 điểm): CHÚ Ý
CHÚ Ý
- Cảnh lấy vợ của Tràng thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của hai con người: Tràng và người vợ nhặt. - Khát vọng đó cho thấy phẩm chất tốt đẹp, niềm tin và hi vọng của người lao động nghèo khổ dù bị dồn vào bước đường cùng.
- Tái hiện cảnh lấy vợ: Nhân vật Tràng lấy vợ một cách rất đặc biệt và rất éo le: nhặt được vợ. Một người đàn bà xa lạ từ những câu nói đùa vu vơ, từ khao khát được ăn, từ bốn bát bánh đúc đã nhận lời theo không Tràng về làm vợ. Tràng đã chặc lưỡi chấp nhận việc đó bất chấp sự đe dọa của cái chết trong nạn đói năm 1945. Một đám cưới nhỏ đã diễn ra giữa một đám ma to.
- Ý nghĩa: Cuộc hôn nhân ấy, xét đến cùng là biểu hiện cho khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của hai con người: Tràng và người vợ nhặt. Thị có một lòng ham sống mãnh liệt. Thị đồng ý theo Tràng là vì để được sống chứ không phải là loại đàn bà con gái lẳng lơ. Thị bất chấp tất cả để được ăn, ăn để được tồn tại. Đó là ý thức bám lấy sự sống. Cận kề bên cái chết, người đàn bà không hè buông xuôi sự sống. Trái lại, thì vẫn vượt lên trên cái thảm đạm để dựng xây mái ấm gia đình. Còn Tràng, xuất phát là từ lòng thương hại, sự đùm bọc, sẽ chia nhưng hơn thế, sâu thẳm trong tâm hồn người đàn ông khốn khổ vẫn là khát vọng hạnh phúc gia đình. Cái chết đang bủa vây cũng không làm Tràng sợ hãi. Trái lại, tràn ngập trong lòng anh là niềm vui, sự phấn khởi. Buổi sáng sau đêm tân hôn, anh thấy mình nên người nghĩa là cuộc hôn nhân đã thực sự giúp anh trưởng thành, lạc quan và tin tưởng hươn vào cuộc sống.
- Nhận xét: Cảnh lấy vợ của Tràng và cảnh đợi tàu đều cho thấy khát vọng sống mãnh liệt, bền bỉ của những người lao động nghèo khổ. Dù bị đẩy vào bước đường cùng, dù đối diện với muôn vàn khó khăn, họ vẫn không thôi tin tưởng và hi vọng vào tương lai và hạnh phúc. Hai khung cảnh ở hai tác phẩm, của
Trang 7 hai nhà văn viết vào hai thời đại khác nhau nhưng đều mang giá trị nhân văn sâu sắc, góp phần làm nên sức sống cho tác phẩm.
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,5 điểm):
Trang 8
TÀI LIỆU THAM KHẢOPhần I - Câu 1: Phần I - Câu 1:
Bàn về lòng dũng cảm
Con người ta luôn có những phẩm chất nhất định để hoàn thiện nhân cách của mình. Trong xã hội của chúng ta, có người tốt, có người xấu nhưng ở họ luôn ẩn chứa những bí mật tiềm ẩn, giấu kín trong tầm hồn để đến một úc nào đó có thể vỡ vụn ra, giúp họ vượt qua được khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả nhưng lòng dũng cảm thì nhất định phải có, là chìa khóa để giúp chúng ta thành công.
Lòng dũng cảm là gan dạ, quả quyết, vững tâm, dám đối đầu với những thách thức, nguy hiểm. Đôi lúc, nó tự bộc phát trong chính bản thân chúng ta khi gặp một chuyện gì đó mà ta không nghĩ là mình có được nó. Nhưng đôi khi, lòng dũng cảm cần được phải rèn luyện và kiên trì qua từng sóng gió để trưởng thành, hoàn thiện mình hơn.
Trong cuộc sống hiện nay, lòng dũng cảm rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, đóng góp một phần khồn nhỏ vào phẩm chất đạo đức của bạn, giúp bạn có sức mạnh để vượt qua chông gai, sóng gió lớn trong cuộc đời. Lòng dũng cảm là một đức tính tốt, thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin của con người trong cuộc sống. Bạn có thể dũng cảm vì bản thân mình nhưng bạn có thể dũng cảm về người khác, xả thân mình vì người khác, không mang đến lợi ích cá nhân.
Đối với bản thân, chúng ta dũng cảm khi chúng ta dám đối mặt với sự thật trớ trêu, chúng ta dũng cảm khi chúng ta dám làm những gì trước đây mình chưa dám thử, chúng ta dũng cảm khi dám nhận trách nhiệm về bản thân mình và không bao giờ đổ lỗi cho người khác, chúng ta dũng cảm khi chúng ta quên đi sự hèn nhát của chính bản thân mình. Điều đó thật tuyệt vời biết mấy… Khi con người ta dũng cảm vì người khác, con người ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn về chính phẩm chất của mình. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nhấn mạnh: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho đi là được nhận lại nhiều hơn. Có thể đó không phải là vật chất quý giá, ngay cả ở tinh thần cũng đã quý giá biết bao. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến những chiến sĩ công an, sẵn sàng hi sinh bản thân mình để mang lại sự bình yên cho Tổ quốc, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng ấm no hạnh phúc… Con đường họ đang đi dẫu có nhiều khó khăn vất vả nhưng nhờ có lòng dũng cảm, họ có thể vượt qua được những điều đó… Ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua câu chuyện về chị Võ Thị Sáu - người anh hùng dân tộc. Tuổi còn nhỏ nhưng chị đã làm được những công việc nguy hiểm, khó khăn. Khi bị bắt, đối diện với sự tra tấn dã man của kẻ thù nhưng chị nhất quyết không hề khai ra những bí mật của quân ta. Chị đã hi sinh anh dũng và kiên tâm trên chiến trường. Giờ đây, đất nước đã bình yên và lòng dũng cảm của chị luôn được các thế hệ tiếp bước ghi nhận và phát huy mãnh liệt.
Không phải ai trong chúng ta cũng dám dũng cảm vì mỗi người có một tính cách và phẩm chất khác nhau. Có những người rất hèn nhát, không dám thừa nhận những lỗi lầm mà mình đã gây ra, không dám đương đầu với những khó khăn gian khổ, không dám và chẳng bao giờ biết hi sinh vì người khác. Những người như vậy sẽ không gây được thiện cảm với người khác, thành công sẽ không bao giờ đến với bản thân và thậm chí bị người khác coi thường.
Đôi lúc chúng ta hiểu sai về lòng dũng cảm. Nhiều người cho rằng dũng cảm để thể hiện mình. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. Nếu chỉ là để thể hiện bản thân thì giá trị của dũng cảm đã mất đi ngay lập tức. Lòng dũng cảm chỉ xuất phát từ chính bản thân minh, muốn thể hiện điều tốt chứ không phải thể hiện mình một cách thái quá, không có điểm dừng.
Trang 9 Là một học sinh, sinh viên chúng ta cần rèn luyện cho mình một lòng dũng cảm thật vững chắc. Tương lai đang ở phía trước và đồng nghĩa với những khó khăn, thử thách sẽ đến với chúng ta bất cứ lúc nào vì vậy hãy chuẩn bị cho mình một hành trang vững cắc để bước vào cuộc sống…
(evan.edu.vn)
Phần II - Câu 2:
1. Mở bài:
Thạch Lam là cây bút văn xuôi xuất sắc của Tự lực văn đoàn. Mặc dù cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của Thạch Lam rất ngắn ngủi nhưng nhiều tác phẩm của ông lại có sức sống mạnh mẽ và tồn tại bền vững với thời gian. “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm như thế. Tiếp xúc với câu chuyện, người đọc rất ám ảnh và băn khoăn trước cảnh tượng đêm đêm hai đứa trẻ cố thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện. Khi bàn về truyện ngắn “Hai đứa trẻ”, Nguyễn Tuân đã viết về cảnh tượng này như sau: “Hình ảnh đoàn tàu và tiếng còi tàu đã thành một thói quen của cảm xúc và ước vọng”. Nhận xét đó có thể coi là sự chia sẻ và thấu hiểu với niềm xót thương mà Thạch Lam dành cho những kiếp người nhỏ bé, cơ cực cũng như khẳng định niềm hi vọng, niềm tin bền bỉ của họ.