+ Tác giả đã sử dụng những kết hợp từ độc đáo trong các câu văn để tạo nên tiếng cười hài hước như: “Ông cụ già chết thật”, “Cả cái gia đình ấy đã nhao lên mỗi người một cách…”, “vẻ buồn lãng mạn đúng mốt”, “ chưa đánh mất cả chữ trinh”…; những so sánh gây cười như: “ Tuyết như bị kim châm vào lòng” vì “ không thấy bạn giai đâu cả”
+ Nhà văn cũng sử dụng cách nói ngược với giọng điệu mỉa mai: “ Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…!”
d.Đánh giá, bình luận (0,5 điểm):
- Bằng tiếng cười mang ý nghĩa đả kích phê phán, nhà văn đã vạch trần bản chất xấu xa của xã hội thượng lưu tư sản thành thị đương thời. Đó là một xã hội băng họa đạo đức, khô héo tình người, chạy theo lối sống văn minh rởm, vô cùng đồi bại, lố lăng. Đằng sau tiếng cười không phải niềm vui mà là nỗi đau đời,là khao
khát đổi thay, muốn chôn vùi xã hội ấy. Qua đó thể hiện tấm lòng cao đẹp, mong muốn con người tránh được sự suy đồi về đạo đức do xã hội bất lương tác động.
- Ngòi bút trào phúng của Vũ Trọng Phụng sắc bén đến lạnh lùng. Nhà văn đã lựa chọn được những chi tiết đắt giá để vạch trần được bản chất của đối tượng, ngôn ngữ có vẻ khách quan nhưng cứ như cái roi mây lợi hại mà mỗi nhát quất xuống là lằn vào da thịt.
4.Chỉnh tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5.Sáng tạo (0,5 điểm):
TÀI LIỆU THAM KHẢOPhần II – Câu 1: Phần II – Câu 1:
- Bài báo về thực trạng ô nhiễm môi trường:
Thực trạng môi trường: Những con số gây sốc
Hàng năm cả nước “xài” hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật; phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại trong khi việc xử lý chất thải, nước thải còn rất hạn chế.
Những con số giật mình của được Bộ TNMT tổng hợp báo cáo tại hội nghị toàn quốc về bảo vệ môi trường tổ chức sáng ngày 24.8 để thẳng thắn nhìn vào bức tranh tổng thể về thực trạng môi trường tại Việt Nam hiện nay.
Theo Bộ TNMT, môi trường nước ta đang chịu nhiều áp lực lớn từ phát triển kinh tế – xã hội trong nước, theo dòng thương mại quốc tế và tác động xuyên biên giới. Hàng năm, có hơn 2000 dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Đáng chú ý, trên cả nước hiện có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp nhưng trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hơn 500.000 cơ sở sản xuất trong đó có nhiều loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu. Trên 5.000 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; hơn 4.500 làng nghề. Hơn 13.500 cơ sở y tế hàng ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại và 125.000 m3 nước thải y tế.
Cả nước hiện có 787 đô thị với 3.000.000 m3 nước thải ngày/đêm nhưng hầu hết chưa được xử lý và đang lưu hành gần 43 triệu môtô và trên 2 triệu ôtô.
Hàng năm, trên cả nước sử dụng hơn 100.000 tấn hoá chất bảo vệ thực vật; phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp, hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại.
Hiện có 458 bãi chôn lấp rác thải, trong đó có 337 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh; có hơn 100 lò đốt rác sinh hoạt công suất nhỏ, có nguy cơ phát sinh khí dioxin, furan.
Tình trạng chuyển đổi đất rừng, khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện, khai thác tài nguyên đa dạng sinh học đã dẫn đến thu hẹp diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, chia cắt các sinh cảnh, suy giảm đa dạng sinh học.
ĐỀ SỐ22 22
Đề thi gồm 02 trang ******
BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GĐ&ĐT Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút.
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
Họ xúc đất đổ vào giếng, con lừa như hiếu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
(Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Tác giả đặt con lừa vào tình huống bị rơi xuống một cái giếng, theo anh/chị tình huống ấy có ý
nghĩa gì?
Câu 3: Theo anh/chị, vì sao ban đầu con lừa kêu la thảm thiết nhưng sau hồi lâu nó bỗng im lặng? Câu 4: Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa là gì?