Cảm nhận về vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn văn (2,0 điểm) CHÚ Ý

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 2 (Trang 39 - 40)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)

b. Cảm nhận về vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn văn (2,0 điểm) CHÚ Ý

CHÚ Ý

Vẻ đẹp của sông Hương:

- Mới về đến Huế: vui tươi, háo hức

- Đi giữa lòng thành phố: mang vẻ đẹp tâm hồn đặc trưng của Huế + Tinh tứ, nhẹ nhàng (qua lưu tốc của dòng nước)

+ Chất chứa nỗi niềm tâm sự thầm kín (người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya) -Mới về đến Huế:

về đến Huế, sông Hương phải đổi dòng một cách liên tục như một cuộc tìm kiếm có ý thức thì giờ đây, khi đã đi giữa lòng thành phố, dòng sông kéo một nét thẳng thực yên tâm  Câu văn miêu tả dòng chảy của

dòng sông mà gợi lên được cái yên bình của tâm hồn người con gái đã tìm được người tình mà nó hằng mong đợi.

+ Khi giáp mặt thành phố sông Hương uốn một cánh cung thật nhẹ khiến dòng sông mềm hẳn đi, như

một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. “Vâng” là đã thuận tình nhưng chưa dám nói ra vì ngượng

ngùng, e lệ. Cách so sánh độc đáo này đã biến sông Hương trở thành một cô gái Huế vừa e lệ, kín đáo vừa dịu dàng, duyên dáng biết bao!

- Đi giữa lòng thành phố thân yêu, sông Hương mang vẻ đẹp đặc trưng của tâm hồn Huế:

+ Lưu tốc chậm chạp như tính cách tình tứ nhẹ nhàng của người con gái Huế: dòng sông trôi đi chậm,

thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh, nhà văn gọi đó là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế. Nhà văn giải thích điều này từ đặc điểm địa lí của dòng sông (do có hai hòn đảo nhỏ trên sông cùng

rất nhiều chi lưu đã làm chậm lại tốc độ của dòng nước). Nhưng có lẽ, sông Hương trôi đi chậm như vậy là bởi vì quá yêu mến thành phố Huế xinh đẹp, không nỡ rời xa. Điệu chảy lững lờ ấy đã từng đi vào thơ Thu Bồn:

Con sông dùng dằng con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu

(Tạm biệt)

Ở đây Hoàng Phú Ngọc Tường còn đặt sông Hương bên cạnh dòng sông Nê - va với lưu tốc mạnh mẽ, rồi dẫn ra cả câu nói nổi tiếng của nhà triết học Hi Lạp cổ đại để càng thấy yêu mến điệu chảy lững lờ của sông Hương.

+ Dòng sông còn như chất chứa tâm sự thầm kín khi trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. ++ Nhà văn nhắc đến nền âm nhạc cổ điển Huế và nhấn mạnh: “Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã

được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”. Quả thật, giữa mênh mang sông nước, tiếng mái chèo

khua, tiếng nước vỗ vào mạn thuyền đã như một chiếc hộp cộng hưởng khổng lồ nâng cánh cho những điệu hò dân gian xứ Huế. Không có sông Hương, cũng không thể có nhã nhạc cung đình Huế ngày nay.

++ Ở đoạn này, tác giả còn liên tưởng đến Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Theo nhà văn, những bản đàn từng đi suốt đời Kiều cũng được Nguyễn Du lấy cảm hứng từ đây. Không phải ngẫu nhiên nhà văn lại nhắc đến Truyện Kiều - tập đại thành của văn học Việt Nam. Rõ ràng, sông Hương đã hòa vào dòng văn hóa của dân tộc, trở thành điệu tâm hồn của biết bao người.

 Như vậy, sông Hương từng là bà mẹ phù sa đem màu mỡ cho đất đai nuôi sống con người, làm người

gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cảnh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, nay sông Hương lại sản sinh ra âm nhạc để bồi đắp tâm hồn con người. Tình cảm của người gái đẹp sông Hương dành cho Huế thật sâu đậm biết bao!

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 2 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)