LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 2 (Trang 59 - 64)

Câu 1 (2,0 điểm):

Cha ông ta thường nói “Nhàn cư vi bất thiện” (nhàn rỗi thường nảy sinh những hành vi xấu), còn Hữu Thọ lại khẳng định “Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe,

phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ”.

Câu 2 (5,0 điểm):

Hãy phân tích những biểu hiện của khát vọng sống ở nhân vật thị trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân và nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài để thấy được khát vọng sống mãnh liệt là niềm tin và động lực giúp con người vượt qua mọi bất hạnh trong cuộc sống.

--- HẾT ---

Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm. Lovebook xin cảm ơn!

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾTI. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm):

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: nghị luận/ phương thức nghị luận.

Câu 2 (0,5 điểm):

Có thể chỉ ra được một trong hai thành ngữ dân gian sau: - Vô thưởng vô phạt.

- Đầu tắt mặt tối.

Câu 3 (1,0 điểm):

Học sinh có thể đưa ra lý giải cơ bản theo quan điểm của bản thân, đảm bảo tính hợp lý, thuyết phục. Gợi ý:

“Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn,” vì:

- Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống của riêng mình;

- Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ.

Câu 4 (1,0 điểm):

STUDY TIP

Với dạng câu hỏi yêu cầu giải thích một cụm từ hoặc một câu có trong văn bản, học sinh cần đọc kỹ lại văn bản, lấy ra những ý chính đã được đề cập ở phần trước hoặc phần sau của cụm từ hoặc câu nói cần giải thích đồng thời kết hợp với nhận thức của bản thân về vấn đề lý giải cho sâu sắc.

Học sinh có thể đưa ra ý kiến nhận xét theo quan điểm của bản thân, đảm bảo tính hợp lý, thuyết phục. Gợi ý:

“Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào” vì:

-Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, nên khi đánh giá một xã hội phải dựa trên đời sống của từng cá nhân.

-Thời gian nhàn rỗi lại là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đời sống, trình độ nhận thức cao hay thấp của mỗi người.

-Sự quan tâm của xã hội đối với đời sống con người khẳng định sự tiến bộ, phát triển của xã hội đó.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):Câu 1 (2,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm):

STUDY TIP

Giải thích và phân tích sơ lược khái quát hàm ý của hai câu nói sau đó mới rút ra phần cần bàn luận để có nhận thức đúng đắn về cách sử dụng quỹ thời gian nhàn rỗi, một cách hữu ích nhất đối với bản thân mỗi người…

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)

Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn đạt, quy nạp, móc xích, song hành…

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):

3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận nhưng cần làm rõ sự quý báu của thời gian đối với cuộc sống của con người. Có thể theo hướng sau:

- Hai quan điểm trái ngược nhau:

+ Quan điểm của ông cha ta đánh giá mặt tiêu cực của thời gian nhàn rỗi.

Giải thích: Nhàn cư vi bất thiện là câu thành ngữ chỉ việc sống trong nhàn hạ lâu ngày, không có việc gì để làm, rảnh rỗi quá thì cũng sẽ không tốt, sẽ dễ làm nảy sinh các hành động không tốt.

Khi làm việc tâm trí ta sẽ tập trung vào công việc để đạt đến kết quả. Và chỉ có công việc giúp ta vận dụng trí óc, những suy nghĩ hăng hái điều tốt đẹp. Nếu như rỗi rảnh với dân gian quá dư thừa trí óc ta không có hướng để đi khiến ta suy nghĩ điều này nghĩ điều kia, đôi khi những suy nghĩ ấy bị lệch dần đến hậu quả nghiêm trọng.

Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải lao động không sống quá rỗi rảnh. + Quan điểm của Hữu Thọ đánh giá mặt tích cực của thời gian nhàn rỗi.

Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nèn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa!

Con người có thời gian để thư giãn,… Nhận xét, đánh giá hai quan điểm:

- Cả hai quan điểm mới chỉ nhìn nhận tác động của thời gian nhàn rỗi ở một phương diện.

- Tác động tích cực hay tiêu cực của thời gian nhàn rỗi phụ thuộc vào ý thức sử dụng của mỗi người… - Rút ra bài học về cách sử dụng hữu ích thời gian nhàn rỗi:

+ Cần hài hòa cân đối quỹ thời gian

+ Sử dụng thời gian cuộc sống một cách hữu ích

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

5. Sáng tạo (0,25 điểm):

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2 (5,0 điểm)

STUDY TIP

- Đây là dạng bài nghị luận bàn về nội dung trọng tâm (đích hướng tới) của hai tác phẩm qua hai hình tượng nhân vật.

- Bài làm cần phân tích những cảnh đời, những số phận bất hạnh nhưng đều tập trung làm sáng tỏ khát vọng sống giúp họ vượt lên trên hoàn cảnh, chiến thắng hoàn cảnh và chính bản thân mình.

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

Khát vọng mãnh liệt là niềm tin và động lực giúp nhân vật thị (Vợ Nhặt – Kim Lân) và nhân vật Mị (Vợ

chồng A Phủ - Tô Hoài) vượt qua mọi bất hạnh trong cuộc sống.

3.Triển khai vấn đề nghị luận:

STUDY TIP

Hướng triển khai:

Học sinh cần lựa chọn các dẫn chứng tiêu biểu cho khát vọng sống trong hai nhân vật:

- Ở nhân vật Thị đó là sự nỗ lực vượt lên trên cái chết, quyết tâm bám trụ lấy cuộc sống: + Cảnh vòi ăn;

+ Diễn biến tâm trạng tinh tế, và hành động ý tứ của một nàng dâu mới để nhen nhúm lên niềm yêu sống trong túp lều tồi tàn rách nát.

- Ở nhân vật Mị: khát vọng phản kháng chống lại cường quyền và thần quyền của Mị: + Cảnh Mị trỗi dậy niềm yêu sống trong đêm tình mùa xuân

+ Diễn biến tâm trạng cùng hành động táo báo trong đêm cởi trói giải thoát cho A Phủ cũng như giải thoát cho chính cuộc đời mình.

Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lý lẽ.

a.Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm):

- Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều cùng văn hóa khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phầm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người.

- Kim Lân cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông có những trang viết đặc sắc về con người, phong tục làng quê với những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người dân đồng bằng Bắc Bộ được gọi là những “thú đồng quê”, “phong lưu đồng ruộng” như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà… Cách viết chân thực xúc động về những người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc, cảnh ngộ và tâm lý. Truyện ngắn “Vợ nhặt” tái hiện nạn đói thê thảm 1945, đồng thời thể hiện được vẻ đẹp tình người và sức sống diệu kỳ. Kim Lân tự đánh giá: “Chất nhân ái, tình thương của người đối với người trong cảnh khốn cùng. Điều đáng nói nhất là trong cái đói con người ta vẫn nghĩ tới điều sung sướng cho nên người ta mới lấy nhau” đó là nội dung cơ bản nhất của tác phẩm.

b.Nhận xét khái quát về hoàn cảnh sống của hai nhân vật (0,5 điểm)

- Mị - thân phận con dâu gạt nợ, nạn nhân trực tiếp của xã hội phong kiến chúa đất ở Hồng Ngài… - Thị - nhân vật không tên trong tác phẩm – nạn nhân trực tiếp của nạn đói 1945…

c. Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đáp ứng những nội dung sau:

- Phân tích để thấy những đau khổ, bất hạnh mà nhân vật phải trải qua, từ đó thấy được khát vọng sống mãnh liệt là niềm tin và động lực giúp Thị và Mị vượt qua tất cả dể có một cuộc sống đích thực.

- Nhân vật thị:

+ Thị - người vợ được nhặt là nạn nhân của nạn đói năm 1945. Thị xuất hiện trong cái đói quay đói quắt của phố huyện. Cùng cái đó, thị trôi dạt. Vì cái đói, thị thay đổi… (dẫn chứng minh họa).

+ Cận kề với cái chết, thị vẫn giữ được niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt. Vì sự sinh tồn, thị trở nên chai sạn, chao chát, chỏng lỏn (dẫn chứng minh họa). Để tìm cho mình một cơ hội được sống, thị liều lĩnh

theo không một người đàn ông xa lạ. Khát vọng sống thôi thúc thị phải hành động theo bản năng để chống chọi với hoàn cảnh, bám trụ với cuộc sống.

+ Khát vọng sống mãnh liệt của thị được bộc lộ khi thị trở thành nàng dâu mới. Thị đã nhen nhóm lên ánh sáng của niềm tin trong túp lều xiêu vẹo của mẹ con Tràng. Không muốn cơ hội sống tuột khỏi tầm tay,

thị âm thầm vun vén, hy sinh nén tiếng thở dài trong lồng ngực khép kín khi nhìn thấy gia cảnh nhà Tràng, thản nhiên nuốt miếng cháo cám chát xít trong bữa ăn ngày đói để Tràng và bà cụ Tứ không mặc cảm vì hoàn cảnh. Thị trở về với bản chất thực của người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ngoài tỉnh. Thị thắp lên tia hy vọng về sự sống trong cái đói tối tăm trời

đất…

+ Khắc họa nhân vật qua tình huống độc đáo, diễn biến tâm lý tinh tế, màn đối thoại chân thực, sinh động khiến nhân vật vừa có tính cụ thể vừa có tính khái quát.

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 2 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)