LÀM VĂN (7,0 điểm)

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 2 (Trang 27 - 31)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ việc đọc – hiểu văn bản trên, hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) để trả lời

Tôi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người! Tôi nhận về bao nhiêu? Tôi lấy gì trả lại?

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia ( trích Số

đỏ, Ngữ văn 11, tập một, Nxb Giáo dục 2008, tr.123-128)

--- HẾT ---

Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm. Lovebook xin cảm ơn!

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾTI. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm):

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Biểu cảm/ phương thức biểu cảm.

Câu 2 (1,0 điểm):

STUDY TIP

Ở câu 2, phần đọc hiểu, các em cần vận dụng kiến thức ngoài thực tế đời sống: thông tin về các vụ gây ô nhiễm môi trường được báo chí phản ánh trong thời gian gần đây để làm.

Những thảm họa môi trường được gợi ra từ văn bản:

- Các vụ chặt phá rừng ở Đắc Lắc, Điện Biên, Nghệ An, … năm 2017. - Tình trạng nước biển dâng, xâm nhậ mặn ở Nam Bộ.

- Vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung do hoa chất từ nhà máy Formosa – Hà Tĩnh. - Vụ việc hặt nhiều cây xanh ở Hà Nội.

Cho điểm:

+ Nếu thí sinh kể được 1 sự kiện thì cho 0,25 điểm. + Kể được 2 sự kiện thì cho 0,5 điểm.

+ Kể được từ 3 sự kiện trở lên cho tối đa 1,0 điểm.

Câu 3 (0,5 điểm):

Tác dụng của phép lặp cấu trúc “Nếu đổi được kiếp này, tôi xin hóa…”

- Tạo nên nhịp điệu dồn dập, da diết, khắc khoải như những lời tự vấn lương tâm.

- Cho thấy những tác hại ghê ghớm đối với môi trường sinh thái do những tham vọng, sự vô trách nhiệm của con người.

Câu 4 (0,5 điểm): Thí sinh có thể rút ra nhiều thông điệp khác nhau nhưng cần bám sát vào nội dung của văn

bản. Có thể tham khảo một trong các gợi ý sau:

- Thiên nhiên chính là môi trường sống của con người nhưng con người lại đang tàn phá, hủy diệt nó. - Con người cần phải có hành động thiết thực để cải tạo môi trường sống.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):Câu 1 (2,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm):

CHÚ Ý

Nội dung vấn đề cần nghị luận được ẩn dưới các câu thơ có hình thức câu hỏi tu từ. Các em cần thấy được hiệu quả của biện pháp tu từ này: những câu hỏi dồn dập như lời tư vấn lương tâm, như sự thôi thúc mãnh liệt cần hành động để cứu lấy môi trường sống của chúng ta.

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, hoặc song hành.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):

Trách nhiệm của con người với thiên nhiên, môi trường sống.

3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):

nhiệm của con người vói thiên nhiên, môi trường sống. Có thể theo hướng sau:

- Giải thích ý nghĩa hai câu thơ: Hai câu thơ được viết dưới hình thức các câu hỏi như lời tự vấn lương tâm: Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho con người cả sự sống và nhiều điều quý giá khác nhưng con người đã làm gì để trả lại thiên nhiên? Con người đang ngày tàn phá, hủy diệt chính môi trường sống của mình. Vậy cần làm gì để thay dổi thực trạng đó?

- Thực trạng của vấn đề: Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nhức nhối của cuộc sống hiện nay: rừng bị chặt phá, nước biển bị nhiễm hóa chất, đất đai bị ngập mặn, không khí bị nhiễm độc… Thực trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, là một thách thức với sự phát triển trong tương lai của xã hội.

- Mỗi người đều có một phần trách nhiệm trước hiện tượng ấy. Vì vậy cần có những hành động thiết thực để giữ gìn môi trường sinh thái, trả lại cho thiên nhiên sự trong lành.

- Phê phán những kẻ vì lợi ích cá nhân mà tàn phá môi trường tự nhiên, thờ ơ vô cảm trước những vấn đề cấp bách của xã hội.

4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt.

5. Sáng tạo (0,25 điểm):

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2 (5,0 điểm)

STUDY TIP

Với câu hỏi này, các em cần định hướng được ngay mình cần triển khai những ý chính sau: - Giải thích khái niệm nghệ thuật trào phúng.

- Phân tích: 4 ý

+ Mâu thuẫn trào phúng

+ Xây dựng chân dung trào phúng + Xây dựng cảnh tượng trào phúng

+ Xây dựng ngôn ngữ, giọng điệu trào phúng

1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):

Có đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc một tang gia

3.Triển khai vấn đề nghị luận:

Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giũa lí lẽ và dẫn chứng.

a.Giới thiệu khái quát về tác giả, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):

- Vũ Trọng Phụng là một nhà văn hiện thực tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Tác phẩm của ông đã lên án gay gắt xã hội lố lăng, ô trọc thời bấy giờ. Ông từng khẳng định nguyên tắc sáng tác của mình: “ Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và những nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn

tiểu thuyết là sự thực ở đời”.

biếm họa đặc sắc về bộ mặt giả dối của tầng lớp thượng lưu trong cuộc chay đua Âu hóa nhố nhăng. Một trong những chương truyện tiêu biểu là Hạnh phúc một tang gia, nằm ở chương XV của tác phẩm. Đây là một chương đặc sắc, thể hiện ngòi bút trào phúng độc đáo của Vũ Trọng Phụng.

b.Giải thích khái niệm: Nghệ thuật trào phúng (0,5 điểm)

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 2 (Trang 27 - 31)