- Rút ra bài học: cần biết lúc nào nên nói thật, nói dối và dù nói gì cũng cần cân nhắc thấu đáo, xuất phát
d. Nhận xét về sự thay đổi trong thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân từ “Chữ người tử từ” đến “Người lái đò Sông Đà” 0,75 điểm):
CHUẨN CẤU TRÚC CỦA BỘ GIÁO DỤC – ĐỀ 31 Môn thi: NGỮ VĂN
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh:...
Số báo danh:...
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Với mỗi người dân Việt Nam, Vua Hùng là vị Tổ đã có công dựng nên quốc gia Văn Lang – Nhà nước sơ khai của dân tộc Việt Nam. Vua Hùng chính là nguồn gốc tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam, vừa thiêng liêng, vừa cụ thể, vừa là điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau dựng nước và giữ nước mà Bác Hồ đã khái quát thành chân lí của dân tộc và của thời đại: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
(Hà Thanh, Tín ngưỡng thờ củng Hùng Vương, bản sắc văn hỏa của người Việt, Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 39, tháng 3/2015)
Câu 1: Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?
Câu 2: Nêu những hiểu biết khái quát của bản thân về thời đại Hùng Vương?
Câu 3: Hai đoạn văn đều lặp lại một từ ngữ rất có giá trị trong nghệ thuật lập luận. Đó là từ ngữ nào? Tác
dụng của từ ngữ đó là gì?
Câu 4: Anh chị hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa của hoạt động thờ cúng tổ tiên? II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc biến tướng trong tổ chức lễ hội ở một số vùng miền trên đất nước ta hiện nay?
Câu 2 (5,0 điểm): Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá thể hiện riêng. Trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá, dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
Trong bài Việt Bắc, Tố Hữu viết:
“Những đường Việt Bắc của ta
Chính vì vậy, đã thành truyền thống, vào những ngày đất trời đón tiết Xuân ấm áp, dù là hòa bình hay thời chiến, dù đất nước thịnh vượng hay khó khăn thì trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng – Vua Hùng vẫn giang rộng vòng tay đón hàng triệu cháu con từ khắp mọi miền đất nước và trên khắp năm châu bốn biển về đất Tổ thắp nén tâm nhang tri ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương. Trên núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng, trong sắc trời xanh cao lồng lộng của ngày Giỗ Tổ hàng năm ta như thấy có ánh hào quang rực rỡ cuốn theo trên những sải cánh chim Lạc.
Trang 2
Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng... ”
(trích “Tây Tiến” – Quang Dũng, “Việt Bắc ” – Tố Hữu, Sgk Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục 2008, trang 120).
--- HẾT ---
Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm. Lovebook xin cảm ơn!
Trang 3
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾTI. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm):
Vấn đề được đề cập đến trong đoạn trích là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một nét đẹp thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc ta hằng năm.
Câu 2 (1,0 điểm):
Những nét khái quát nhất về thời đại Hùng Vương
- Thời đại Hùng Vương là thời đại mở đầu dựng nước, xây dựng lên nền móng của đất nước Việt Nam ngày nay. Nhìn nhận về thời đại Hùng Vương trong lịch sử dân tộc, sách lịch sử Việt Nam của nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1971 có viết: “Thời kỳ Văn Lang, thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn trọng yếu của lịch sử Việt Nam. Chính trong thời kỳ này đã xây dựng nền tảng dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam”;
- Thời đại Hùng Vương là bước tiếp nối của thời kỳ thị tộc bộ lạc sang thời kỳ có sự phân hóa giai cấp và xuất hiện nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Theo ngọc phả Hùng Vương còn lưu truyền đến ngày nay thì 18 đời Hùng Vương kéo dài trên 2000 năm;
- Thời đại Hùng Vương có một ý nghĩa quan trọng trong lịch sử. Đây là thời đại hình thành nên những giá trị về văn hóa để rồi trở thành những hằng số trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương đã góp phần chứng minh một sự thật lịch sử rằng mọi người dân sinh sống trên mảnh đất Việt Nam đều có chung một nguồn cội, rằng chúng ta đều là dòng giống con Lạc cháu Hồng và dòng máu Lạc Hồng luôn chảy trong huyết quản của mỗi người dân đất Việt. Đó là cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp gắn kết toàn dân tộc thành một khối thống nhất, đưa đất nước vượt qua muôn vàn thử thách để phát triển ngày một mạnh giàu.
Câu 3 (0,5 điểm):
- Hai đoạn văn trên đều lặp lại từ “chính vì vậy”. Cụ thể như sau:
“Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam” và “Chính vì vậy, đã thành truyền thống, vào những ngày đất trời đón tiết Xuân ấm áp, dù là hòa bình hay thời chiến, dù đất nước thịnh vượng hay khó khăn thì trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng”
- Tác dụng: Đây là cụm từ nối trong văn nghị luận, tác dụng của cụm từ này đối với việc lập luận là dùng để đưa ra kết luận, tổng kết. Việc lặp lại hai lần cụm từ khiến cho lập luận của đoạn văn trở nên chặt chẽ hơn, cấp độ khẳng định được tăng lên.
Câu 4 (1,0 điểm):
CHÚ Ý
Học sinh cần nắm 2 vấn đề chính:
- Thờ cúng tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc – đạo lý uống nước nhớ nguồn - Hiện tượng cuồng tín dẫn đến mù quáng, trở thành hệ lụy trong cuộc sống.
Học sinh có thể đưa ra ý nghĩa của đoạn thơ theo quan điểm của bản thân, đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục. Gợi ý:
Trang 4 - Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một biểu hiện của văn hóa, sản phẩm của văn hóa. Là một dạng văn hóa tinh thần đặc biệt mà qua thời gian đã trở thành một tập tục truyền thống mang tính phổ quát của người Việt Nam.
- Nhắc nhở mọi người phải biết kính trọng phụng dưỡng bố mẹ lúc sinh thời cũng như khi mất thì lo thờ phụng – một việc làm thanh cao, tinh khiết của văn hóa truyền thống. Song không nên quá nặng nề, biến việc thờ cúng tổ tiên mang màu sắc mê tín dị đoan ảnh hưởng đến đời sống kinh tế tinh thần.
- Thờ cúng tổ tiên là một hình thái đặc biệt của phép ứng xử, không đơn thuần chỉ là cách ứng xử giữa người với người mà là giữa con người với những giá trị vĩnh hằng. Điều đó giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống con người, nó có ý nghĩa thiêng liêng, điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết gia đĩnh và dân tộc.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):Câu 1 (2,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm):
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):
Hiện tượng biến tướng trong tổ chức lễ hội ở một số vùng miền trên đất nước ta hiện nay.
3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):
Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần thể hiện được nhận thức của bản thân về hiện trạng tổ chức lễ hội ở một số vùng miền hiện nay. Có thể theo hướng sau:
* Thực trạng của việc tố chức lễ hội:
- Tổ chức tràn lan, thiếu chặt chẽ, thiếu nghiêm túc:
+ Các hiện tượng mang tính phản cảm trong lễ hội, điển hình là hiện tượng chen lấn, xô đẩy, lén lút đổi tiền lẻ, đốt vàng mã, đặt tiền lễ, tiền giọt dầu không đúng quy định; hiện tượng ăn mặc phản cảm trong lễ hội gây bức xúc trong dư luận xã hội.
+ Ảnh hưởng tiêu cực của đời sống kinh tế thị trường dẫn đến các lễ hội được tổ chức không chỉ đơn thuần mang màu sắc tâm linh, nhu cầu “thương mại hóa” làm biến tướng, mất đi giá trị văn hóa. Nhiều địa phương núp đằng sau danh từ lễ hội, nghi lễ truyền thống biến các lễ hội thành công cụ vừa để đạt được mục đích kinh tế vừa mở rộng tầm ảnh hưởng của địa phương.
- Văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử của người dự lễ hội xuống cấp kéo theo nhiều hệ lụy: người dự hội cuồng tín một cách mù quáng, người tổ chức lợi dụng niềm tin để thu lợi. Những nét văn hóa truyền thống từ phát lộc đầu Xuân, khai ấn hướng đến những mong muốn tươi đẹp bỗng bị đẩy lên thành nghi lễ chính, đẩy cơn khát tín ngưỡng thành cao trào mà chưa có biện pháp giải quyết.
* Giải pháp:
- Nâng cao nhận thức và vốn văn hóa cho người Việt;
- Xử lý nghiêm minh trước những hành vi tổ chức lễ hội biến tướng ở một số vùng miền, địa phương; - Cấp phép tổ chức lễ hội cho các địa phương, nghiêm cấm việc tổ chức tràn lan theo phong trào.
Trang 5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt
5. Sáng tạo (0,25 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
Câu 2 (5,0 điểm)
1.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
Những khám phá riêng độc đáo trong việc khắc họa vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận
3.Triển khai vấn đề nghị luận:
CHÚ Ý
Hướng triển khai:
- Đi từ cái riêng, đặc sắc được thể hiện trong mỗi khổ thơ/bài thơ nhưng luôn đặt trong thế tương quan để vừa làm nổi bật cái riêng và nét chung trong đề tài. Từ đó khẳng định chất tài hoa, nghệ sĩ trong phong cách tác giả:
+ Hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến: Cuộc sống người lính trong buổi đáu kháng chiến chống Pháp với nhiều khó khăn gian khổ. Hình tượng được khắc họa theo bút pháp tả thực kết hợp lãng mạn tạo nên chất bi hùng, ngạo nghễ;
+ Hình ảnh người lính trong bài thơ Việt Bắc được miêu tả trong khúc khải hoàn ca – chiến thắng. Hình tượng được khắc họa thiên về xu hướng ngợi ca, biểu dương nên hình ảnh thơ bay bổng, tự hào, mang tâm vóc lớn lao, kì vĩ của “Bốn mươi thế kỉ cùng ra trận”.
Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.
a. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm):
- Việt Bắc – Tố Hữu
+ Tồ Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Mỗi thời kì lịch sử, Tố Hữu lại để lại dấu ấn riêng mang đậm hồn thơ trữ tình chính trị, như: Từ Ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa...Trong đó, Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca chống Pháp nói chung. Cảm xúc bao trùm bài thơ là hoài
niệm về một địa danh lịch sử biết bao gắn bó nghĩa tình. Trong hoài niệm ấy, sâu đậm nhất là nỗi nhớ cảnh, nhớ người, nhớ về những năm tháng gian nan mà hào hùng.
+ Việt Bắc là địa danh cách mạng gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam (1945 – 1954). Địa danh được thành lập vào năm 1946 do yêu cầu của kháng chiến, Đảng và Bác Hồ phải rời Thủ đô Hà Nội để hoạt động và củng cố lực lượng ở khu vực rừng núi phía Đông Bắc, gồm: Cao – Bắc – Lạng – Thái – Hà – Tuyên. Từ đó trở đi, Việt Bắc được coi là thủ đô cách mạng và trong thơ ca nó được gọi là “thủ đô gió ngàn”.
++ Tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, cuộc kháng chiến chống Pháp của chúng ta đã thành công, thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Đây là cơ sở quan trọng để Đảng và cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội, để củng cố và phát triển đất nước.
Trang 6 ++ Tháng 10/ 1954, Đảng và Chính phủ đã dời chiến khu Việt Bắc để về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Từ sự kiện lịch sử trọng đại này, Tố Hữu đã viết lên bài thơ Việt Bắc để ca ngợi tình cảm gắn bó quân dân sâu nặng giữa nhân dân và cách mạng.
- Tây Tiến – Quang Dũng:
+ Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, ngoài viết văn, làm thơ, ông còn vẽ tranh, soạn nhạc. Và ở bất kì một lĩnh vự nào, Quang Dũng cũng để lại những dấu ấn đặc sắc cho nền nghệ thuật của chúng ta. Riêng ở lĩnh vực thơ ca, ông không chỉ là thi sĩ mà còn là thi nhân, sống hết mình cho thơ bằng cách tài hoa, lãng mạn. Những vần thơ của Quang Dũng có sức gợi rất sâu sắc với người đọc, nhất là thơ tình.
+ Tây Tiến được sáng tác năm 1948, in trong tập Mây đầu ô (1986), là tác phẩm tiêu biểu cho đời thơ của Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Tây Tiến là tên của một đơn vị bộ đội thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo yệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao sinh lực địch. Địa bàn hoạt động của người lính Tây Tiến rất rộng, đó là núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng rất thơ mộng, trữ tình. Chiến sĩ Tây Tiến ra đi năm ấy phần đông là thanh niên Hà Nội, là những học sinh, sinh viên trí thức như Quang Dũng. Họ chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn nhưng họ vẫn lạc quan, thể hiện được vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của tuổi trẻ. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị mang theo nỗi nhớ tha thiết, một ngày ở Phù Lưu Chanh, nhớ về đơn vị cũ của mình, tâm hồn Quang Dũng đã rung lên và cứ thế nỗi nhớ về thiên nhiên và con người cứ trào ra và kết tinh lại thành Tây Tiến. Thi phẩm bộc lộ nỗi nhớ sâu sắc của nhân vật trữ tình đối với miền Tây Bắc và đoàn binh Tây Tiến, thông qua đó khắc họa chân dung người lính Tây Tiến bi tráng và hào hoa.