Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi đã bắt đầu biết... nói dối
Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người. Khi đó, tôi chưa hiểu thế nào là trung thực, thế nào là dối trá mà chỉ biết rằng những hành động nào của tôi làm vừa lòng người lớn, được khen là ngoan ngoãn thì đấy là những hành động trung thực. Nhưng đến một hôm, tôi đã biết sự thật trong những lời khen ấy. Tôi bắt đầu biết nói diisi, những lời nói dối chân thành nhất của đời mình.
Tôi có người bạn quanh năm lênh đênh trên con tàu nhỏ, đã cũ, đi câu mực, đánh cá trên biến, vài tháng mới trở lại đất liền vài ngày. Một lần, anh đi biển và thời tiết thay đổi đột ngột khiến biển động dữ dội. Nhà anh chỉ còn người mẹ già ốm yếu. Vì quá lo lắng cho con trai, bệnh tim tái phát khiến bà phải vào viện trong tình trạng hôn mê. Khi đó gió biển gào thét dữ dội. Các bác sĩ quyết định phải mổ ngay nhưng họ không thể tiến hành ca mổ trong lúc bà mẹ lâm vào tình trạng hôn mê, suy kiệt tinh thần hoàn toàn. Trong những lúc tỉnh táo ngắn ngủi, bà thều thào hỏi bão đã tan chưa, con trai bà đã về chưa? Khi đó có một người làng bên cho biết đã tìm thấy mảnh vỡ của con tàu nhà bà dạt vào bờ biển. Bà hỏi các bác sĩ nhưng không ai trả lời.
Tôi đứng ở đó và thật rồ dại khi trung thực kể cho bà nghe rằng cơn bão khủng khiếp lắm, kéo dài vài ngày nữa mới thôi, con tàu đã bị vỡ, sóng xô vài mảnh vào bờ, con trai bà (bạn thân của tôi) không biết số phận ra sao. Các bác sĩ không kịp cản tôi. Câu chuyện tôi vừa kể đã đánh gục những sức lực yếu ớt cuối cùng của bà. Bà nấc nhẹ và thiếp đi. Bác sĩ bó tay. Tôi tình cờ phạm phải một tội ghê gớm mà suốt đời tôi không tha thứ cho mình. Sau khi tan bão người bạn tôi sống sót trở về do một chiếc tàu khác cứu. Anh không trách tôi mà chỉ gục bên mộ mẹ khóc nức nở. Sự trung thực ngu ngốc đã vô tình khiến tôi phạm sai lầm khủng khiếp...
(Theo Sống đẹp, xitrum.net)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong văn bản.
Câu 2: Em có nhận xét gì về hành động của nhân vật “tôi” khi nói cho bà mẹ đang ốm yếu biết về tin cơn
bão và đứa con trai của bà?
Câu 3: Nhân vật “tôi” đã có sự thay đổi như thế nào trong quá trình nhận thức về sự thật?
Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói “Một lời nói dối trong tình yêu có thể cứu người và một lời
nói thật phũ phàng có thể giết người”?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị qua một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý kiến sau: “Một người chưa
Câu 2 (5,0 điểm)
Qua những phát hiện của nghệ sĩ Phùng trên bờ biển trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu, anh (chị) hãy liên hệ đến khát vọng của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh
biệt Cửu Trùng đài” của Nguyễn Huy Tưởng. Từ đó, nhận xét về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống.
--- HẾT ---
Thí sinh không được sử dụng tài liệu! Phụ huynh, thầy cô và đồng đội vui lòng không giải thích gì thêm. Lovebook xin cảm ơn!
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾTI. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) I. ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm):
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2 (0,5 điểm):
Nhận xét về hành động của nhân vật “tôi”:
- Hành động cho thấy sự trung thực, thật thà của nhân vật.
- Nhân vật “tôi” suy nghĩ chưa thật thấu đáo, chín chắn nên đã gây ra hậu quả đáng tiếc.
Câu 3 (1,0 điểm):
Sự thay đổi trong quá trình nhận thức của nhân vật về sự thật:
- Ban đầu anh ta nghĩ trung thực là không dối trá với bản thân và mọi người, là con đường sáng duy nhất của kiếp người.
- Sau đó anh ta nhận ra sự thật không phải được cảm nhận bằng mắt, bằng tri thức mà sự thật phải đồng nghĩa với tình yêu, nó giúp con người có thêm niềm tin, sức mạnh....
Câu 4 (1,0 điểm):
Câu nói “Một lời nói dối trong tình yêu có thể cứu người và một lời nói thật phũ phàng có thể giết người” có nghĩa là:
Câu nói muốn đề cập đến sức mạnh của lời nói.
+ Một lời nói dối nhưng xuất phát từ tình yêu thương, từ mục đích tốt đẹp thì có thể nâng đỡ, tiếp thêm sức mạnh, giúp người khác vượt qua khó khăn.
+ Trái lại, một lời nói thật nhưng vô tâm, phũ phàng, nghiệt ngã có thể khiến con người rơi vào bi quan, tuyệt vọng. Do vậy, điều quan trọng không phải là nói thật hay nói dối mà quan trọng là mục đích, ý nghĩa của lời nói đó như thế nào.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):Câu 1 (2,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm):
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận(0,25 điểm):
Giá trị của những lời nói dối nhân ái
3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):
CHÚ Ý
Để luận tốt được yêu cầu học sinh cần:
- Phân biệt được mức độ, tính chất của các lời nói dối: + Lời nói dối ác ý;
+ Lời nói dối thiện chí
-Hiểu nghệ thuật ứng xử trong cuộc sống: cuộc sống vốn nhiều nước mắt, ít nụ cười, để sống nhân ái, hướng thiện cần phải lựa lời mà nói, cần có những lời nói dối nhân ái giúp con người có niềm tin và có tình yêu cuộc sống.
làm rõ được suy nghĩ về giá trị của những lời nói dối nhân ái. Có thể theo hướng sau: