II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)
c. Liên hệ với đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để làm sáng tỏ nhận định của Hoàng Phú Ngọc Tường (1,0 điểm)
Hoàng Phú Ngọc Tường (1,0 điểm)
- Đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ
+ Dòng Hương thơ mộng như nhuốm màu tâm trạng: hòa vào khung cảnh gió mây chia lìa thì dòng nước cũng buồn thỉu. Nghệ thuật nhân hóa độc đáo khiến sông Hương mang nỗi buồn của lòng người, nỗi buồn đến độ héo hon, làm cho con người gần như mất đi cả sự sống. Đây cũng là cách nói đặc trưng của người dân xứ Huế.
thuyền chở trăng. Cảnh đẹp nhưng lại ẩn chứa bi kịch lỡ dở bởi hai câu hỏi tu từ khắc khoải: Thuyền ai? Có... kịp? Thuyền ai phiếm chỉ gợi lên bao ngỡ ngàng bâng khuâng, tưởng như quen mà lạ, gần đó mà xa
xôi. Con thuyền đơn côi nằm trên bến đợi sông trăng là một nét vẽ thơ mộng và độc đáo. Con thuyền không chở người (vì người xa cách chia li) mà chỉ chở trăng về. Phải về kịp tối nay vì đã cách xa và mong đợi sau nhiều năm tháng. Con thuyền tình của ước vọng nhưng đã thành vô vọng! Bến sông trăng trở nên vắng lặng vì "thuyền ai" phiếm chỉ, như có, như không.
- Những khám phá riêng của mỗi nghệ sĩ khi viết về sông Hương: Lời khẳng định đầy tự hào của Hoàng Phú Ngọc Tường dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm nhận của các nghệ sĩ cho thấy sông Hương có vẻ đẹp tiềm ẩn, phong phú khiến mỗi nghệ sĩ khi tìm đến lại khám phá thấy một vẻ đẹp mới.
+ Đây thôn Vĩ Dạ: Chọn điểm nhìn cảm xúc ở một không gian hẹp, thu nhỏ, đồng thời đó là cái nhìn được gợi hứng từ bức ảnh, cái nhìn của kí ức nên Hàn Mặc Tử đã làm nổi bật vẻ đẹp của xứ Huế qua những nét đặc trưng rất bình dị, gần gũi, quen thuộc và đầy chất lãng mạn: Đó là cảnh sông nước, con người xứ Huế trong vẻ đẹp sâu đậm của cảm xúc về tình đời, tình người. Cảm hứng chủ đạo của tác giả khi tái hiện hình tượng sông Hương là bâng khuâng, tha thiết nhưng cũng hoài nghi, tuyệt vọng.
+ Ai đã đặt tên cho dòng sông? Chọn điểm nhìn là sông Hương giữa lòng thành phố Huế. Đặt trong một không gian phóng khoáng, rộng lớn hơn, Hoàng Phú Ngọc Tường có cái nhìn bao quát, trải dài từ quá khứ cho đến hiện tại, từ dòng sông cho đến văn hóa Huế. Vì thế, vẻ đẹp của sông Hương hiện lên toàn diện hơn, chân thực hơn với dòng chảy lững lờ, với những đêm trình diễn nhã nhạc cung đình... Dưới ngòi bút của Hoàng Phú Ngọc Tường sông Hương chính là linh hồn của Huế, là nơi tích tụ những trầm tích văn hóa lâu đời của mảnh đất kinh thành cổ xưa. Cảm hứng chủ đạo của nhà văn khi viết về sông Hương ở đoạn này là vui tươi, say mê, tự hào.
Có những khám phá riêng như thế là do:
+ Hoàn cảnh sáng tác và phong cách văn chương khác nhau.
+ Do đặc điểm thể loại của thơ và bút kí. Thơ chủ yếu nghiêng về cảm xúc, bút kí đòi hỏi không chỉ cảm xúc mà ít nhiều còn có tính xác thực và khách quan của hiện thực phản ánh.