Phân tích nhân vật người lái đò Sông Đà trong đoạn trích để minh chứng cho ý kiến trên (2,0 điểm):

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 2 (Trang 116 - 117)

- Rút ra bài học: cần biết lúc nào nên nói thật, nói dối và dù nói gì cũng cần cân nhắc thấu đáo, xuất phát

c. Phân tích nhân vật người lái đò Sông Đà trong đoạn trích để minh chứng cho ý kiến trên (2,0 điểm):

*Sự tài hoa của ngòi bút Nguyễn Tuân khi đưa cuộc sống sinh hoạt đời thường thành một trận thủy chiến kinh thiên động địa:

- Đoạn văn đã dựng lại cảnh vượt thác của người lái đò trên dòng Sông Đà hung bạo.

- Cuộc vượt thác vốn là công việc mưu sinh hàng ngày của người lái đò. Ông đã qua lại trên sông Đà hàng trăm chuyến như thế. Ông cũng chỉ là một người lao động bình thường và vô danh.

- Tuy nhiên ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân đã khắc họa cuộc vượt thác như một cuộc chiến phi thường thể hiện sức mạnh và ý chí của con người trong cuộc đấu tranh với lực lượng tự nhiên để sinh tồn (tái hiện cảnh).

+ Tác giả đã miêu tả ông lái đò trong tư thế tương phản với lực lượng tự nhiên: người lái đò là một dũng tướng, sông Đà hung dữ, hùng hậu, mang diện mạo và tâm địa của thứ kẻ thù số một đối với con người (liên hệ phần trước đoạn trích).

+ Không khí trận mạc ngay từ câu văn mở đầu cảnh vượt thác. Cuộc vượt thác được chia thành ba trùng vi thạch trận, li kỳ, sống động.

Trùng vi thạch trận thứ nhất diễn ra cảnh hỗn chiến ác liệt, sông Đà chủ động, hung dữ mang sức mạnh thần thánh (mặt nước hò la vang dậy, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo, sóng nước như thủy quân liều mạng xông

vào mà “đá trái” mà “thúc gối vào bụng và hông thuyền… Có lúc chúng đội cả thuyền lên”…) nhưng người

lái đò vẫn bình tĩnh, tỉnh táo đưa con thuyền thoát khỏi nguy hiểm. → chiến thắng của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt những thử thách khốc liệt của cuộc sống.

đá, nắm vững quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước nguy hiểm này (nắm chặt được cái bờm sóng đúng

luồng rồi, phóng nhanh vào cửa sinh mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy…) và đã thắng bọn đá tướng thất bại thảm hại. Trùng vi thứ ba, sông Đà bố trí thêm nhiều cửa tử ở cả hai bên, ông lái đò mưu trí, tay lái điêu luyện đưa thuyền “vút qua cổng đá cánh mở cánh khép”… → chiến thắng của tài trí con người, của sự hiểu biết kinh nghiệm.

*Sự tài hoa của ngòi bút Nguyễn Tuân khi biến đoạn văn thành một khúc ca có âm hưởng hào hùng ca ngợi chiến công của người anh hùng.

- Ông lái đò đã trở thành một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác ghềnh. Mỗi động tác của ông lái đò như một đường cọ trên bức tranh thiên nhiên sông nước. Những chi tiết như con thuyền như một mũi tên

tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượm được… đã cho thấy tay lái ra hoa của

người lái đò sông Đà.

- Đoạn văn huy động sức mạnh của quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, các phép nhân hóa, so sánh, tương phản; vận dụng linh hoạt, ngôn ngữ phong phú, giàu tính tạo hình, vận dụng kiến thức nhiều ngành nghệ thuật, đặc biệt là quân sự, võ thuật, qua đó tác giả tạo nên một cảnh chiến trận giàu kịch tính, tạo cảm giác sống động, mãnh liệt. Sông Đà hùng hậu, hung bạo, lắm mưu nhiều kế, ông đò trí dũng giữa muôn trùng sóng nước nhưng có trí lực, tài nghệ phi thường. Mật độ động từ dày đặc diễn tả nhiều hành động liên tiếp dồn tập, mạnh mẽ khiến người đọc như nghẹt thở để rồi thở phào nhẹ nhõm khi cảnh vượt thác kết thúc. Cảnh vượt thác có thể xem là đoạn hay nhất trong bản ca ngợi trí dũng tuyệt vời của con người lao động.

- Vẻ đẹp của người lái đò Sông Đà là vẻ đẹp của người anh hùng lao động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới của đất nước – đó là khối vàng mười quý báu. Vẻ đẹp đó có ý nghĩa tiêu biểu cho phẩm chất và tài năng của con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 2 (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)