Nghệ thuật xây dựng cảnh tượng trào phúng: Cảnh đám ma.

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 2 (Trang 33)

Cảnh trào phúng là những cảnh tượng trái với lẽ thông thường, tập trung rất nhiều điều trái với thuần phong mĩ tục được phóng đại lên để gây cười. Cảnh đám tang là một cảnh trào phúng vì bề ngoài là đam tang nhưng thực chất lại mang tính chất đam hội, đám rước.

+ Đám ma được tổ chức linh đình, to tát:

++ Theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú – dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa  như một mớ hổ lốn, một dàn nhạc phức hợp nhiều bè, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

++ Người đi đưa đông đảo, thuộc đủ mọi tầng lớp: từ già đến trẻ, từ cảnh sát đến sư sãi, từ những vị chức sắc đến phường lưu manh… Mỗi người diễn một vai khác nhau nhưng tất cả chỉ là những con rối kệch cỡm, những tên hề không hơn không kém.

+ Cảnh đưa ma được miêu tả bằng một câu văn ngắn được nhắc lại hai lần: “ Đám cứ đi” cho thấy tốc độ đi chậm chạp, dềnh dàng của đám ma mà mục đích không phải thể hiện sự quyến luyến, thương tiếc người chết mà là để trưng ra cả phố sự giàu có đến thừa thãi của gia đình mình. Thiên hạ tha hồ ngắm thật kĩ cái giả dối, vô nhân đạo của đám người ấy. “ Đám cứ đi” nghĩa là sự vô liêm sỉ không khép lại mà kéo dài tưởng như vô tận, nó kéo theo cái xác chết đến tận miệng huyệt.

+ Cảnh hạ huyệt: được xây dựng như một màn đại hài kịch. Trong đó, cậu Tú Tân là nhà đạo diễn đại tài và ông Phán mọc sừng là diễn viên đại tài nhất với tiếng khóc giả tạo: “ Hứ! Hứ! Hứ!” Khóc mà như đang nấc lên vì sung sướng.

Một phần của tài liệu Công phá đề thi THPT Quốc gia 2019 môn Ngữ Văn - Phần 2 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)