Phân tích thực trạng các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tin học tại trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông Ninh Bình (Trang 51 - 53)

VI Sự hài lòng của học viên (HL)

TRUYỀN THÔNG NINH BÌNH

2.2.2. Phân tích thực trạng các nhân tố khách quan

2.2.2.1. Quan điểm của Nhà nước nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo

Đảng và Nhà nước ta nhất quán quan điểm xem giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Quan điểm này được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng. Nghị quyết Trung ương 3, (khoá VII) năm 1993 khẳng định: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Nghị quyết Trung ương 8, (khoá XI) một lần nữa khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân”.

Với nhận thức rằng, chính sách giáo dục, đào tạo cùng với chính sách khoa học, công nghệ là hai chính sách quốc gia cần được ưu tiên cao nhất để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trong dài hạn, trong những năm qua, chính sách giáo dục, đào tạo ở nước ta đã được quan tâm chú ý và đổi mới, tạo ra nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Lĩnh vực, giáo dục, đào tạo được ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước (NSNN). Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP. Đây là mức rất cao so với nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều

Năm 2019, tổng nguồn NSNN dành cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo là 224.826 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng chi NSNN. Chi thường xuyên lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2019 là 184.070 tỷ đồng. Theo đó, dự toán chi từ ngân sách địa phương (NSĐP) là 152.000 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo của địa phương; chi từ ngân sách trung ương (NSTW) là 32.070 tỷ đồng.

Trong tổng chi từ NSTW 32.017 tỷ đồng, cũng bố trí 10.398 tỷ đồng hỗ trợ hoạt động thường xuyên của các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc các bộ, cơ quan trung ương. Chi đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo năm 2015 là 33.756 tỷ đồng; trong đó, chi của NSTW là 14.096 tỷ đồng; chi NSĐP là 19.660 tỷ đồng.

Như vậy với sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, chính phủ cho hoạt động đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ tại Trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông Ninh Bình.

2.2.2.2. Đặc điểm kinh xã hội tỉnh Ninh Bình

Kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình phát triển rất mạnh mẽ trong năm 2019. Theo số liệu thống kê của cục thống kê tỉnh Ninh Bình, Năm 2019, toàn bộ 16/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình dự kiến sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch; Tốc độ tăng trưởng (GRDP) cao nhất từ đầu nhiệm kỳ, đạt 10,02%.

Về tài chính - ngân sách, số thu NSNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2019 ước đạt 15.280 tỷ đồng, tăng 50,9% so với dự toán HĐND giao và tăng

55,2% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao; là mức tăng rất cao so với mặt bằng chung của cả nước. Chi ngân sách được quản lý, điều hành chặt chẽ, trong phạm vi dự toán, đảm bảo cân đối ngân sách địa phương để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và các nhiệm vụ chi phát sinh đột xuất...Đây là điều kiện thúc đẩy chất lượng dịch vụ đào tạo cần phải được nâng cao hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của người học càng cao.

2.2.2.3. Đặc điểm của người học

Đối tượng người học đối với dịch vụ đào tạo tin học tại Trung tâm là những cán bộ kỹ thuật, cán bộ cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh cần bồi dưỡng và lấy chứng chỉ tin học. Đây đều là những đối tượng đã đi làm, có nền tảng về tin học, đặc biệt là các cán bộ kỹ thuật. Do đó, các đòi hỏi về nội dung, chương trình đào tạo của các đối tượng này cao hơn những đối tượng khác. Vì vậy, Trung tâm cần phải không ngừng hoàn thiện chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giáo viên để đáp ứng được nhu cầu của người học.

Bên cạnh đó, đều là cán bộ cơ quan nhà nước, một số cán bộ tham gia các lớp học chỉ nhằm mục đích lấy văn bằng chứng chỉ để đủ điều kiện công tác. Do đó, không tích cực trong việc học, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ đào tạo.

Ngoài ra, có một bộ phận cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp, nhiều người đã lớn tuổi, khả năng tiếp thu công nghệ thông tin không nhanh nhạy như các cán bộ trẻ. Điều này cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dịch vụ đào tạo tin học tại Trung tâm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tin học tại trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông Ninh Bình (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w