Giải pháp hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tin học tại trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông Ninh Bình (Trang 81 - 84)

VI Sự hài lòng của học viên (HL)

THÔNG NINH BÌNH

3.2.2. Giải pháp hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Thứ nhất, nâng cao chất lượng đường truyền Wifi

Sử dụng thêm hệ thống phát wifi: Trong trường hợp một số laptop của học viên không thể kết nối được wifi, bộ phận kỹ thuật nên nhanh chóng sử dụng thêm một bộ phát wifi trong phòng học để các học viên có sử dụng được internet. Tốt nhất, bộ phận kỹ thuật nên chuẩn bị trước khi nhận thấy có nhiều lớp học khác đang được giảng dạy,làm như vậy sẽ tốt hơn trước khi học viên cảm thấy khó chịu về hệ thống mạng tại Athena.

Ưu điểm: mở rộng số lượng truy cập vào hệ thống mạng. Nhược điểm: phải sử dụng thêm bộ phát wifi nên tốn chi phí

Thứ hai, giới hạn tốc độ download

Việc học viên download tài nguyên mạng khiến mạng chậm hẳn có thể khắc phục bằng cách giới hạn download cho các thiết bị phát wifi. Với các hệ thống phát wifi hiện đại, đều có chức năng hiệu chỉnh tốc độ down/up, chỉ cần truy cập vào địa chỉ IP của hệ thống wifi là có thể làm được.

Cách thức thực hiện:

Bước 1: Truy cập vào trang web cấu hình cho hệ thống wifi 192.168.0.1 (do Trung tâm sử dụng bộ phát wifi của Tenda, với các hãng sản xuất khác sẽ có mã số khác).

Bước 2: Đăng nhập tài khoản (tài khoản này do nhà quản trị mạng của Trung tâm nắm giữ).

Bước 4: Trong phần IP address: nhâp từ 1-254 nghĩa là áp dụng cho tất cả các thiết bị kết nối. Trong phần Bandwidth range nhập tốc độ download tối đa cho phép Cuối cùng nhấn OK.

Ưu điểm: Hạn chế được những trường hợp download quá giới hạn.

Nhược điểm: Khi học viên hay nhân viên cần download phần mềm phục vụ cho môn học hay cho công viêc lại cần phải xóa những thiết lập ở trên.

Thứ ba, đặt mật khẩu cho hệ thống Wifi: nhằm trách những truy cập bất hợp pháp từ các nguồn bên ngoài, em đề xuất Trung tâm nên đặt hệ mật khẩu cho hệ thống wifi hiện tại và thường xuyên tạo mới mật khẩu.

Ưu điểm: hạn chế những truy cập từ các nguồn bên ngoài/đơn giản dễ thiết lập.

Nhược điểm: Cần phải thông báo mật khẩu cho học viên trước buổi học hoặc thông tin cho học viên khi có sự thay đổi mật khẩu.

Thứ tư, nâng cao chất lượng phòng học

Giảm số học viên tối đa cho một lớp: Một lớp chỉ có 30 chỗ ngồi nhưng đôi khi lại có gần 40 học viên cùng tham gia, vì thế phải sử dụng thêm ghế dẫn đến khiến một số học cảm thấy khó chịu không hài lòng.Giải pháp được đưa ra là chỉ nhận đủ số lượng học viên và chuyển những học viên muốn đăng kí tham gia khóa học này sang khóa học sau.

Ưu điểm: Tạo chỗ ngồi thoải mái cho học viên. Phân bố học viên hợp lý nếu khóa học sau ít người.

Nhược điểm: Không có lợi về mặt thời gian và chi phí so với việc tổ chức tối đa 40 học viên/lớp.

Tăng khoảng cách giữa các dãy bàn: Trung tâm luôn dành một khoảng trống để học viên có thể ra vào ở cửa sau. Vì thế để mở rộng không gian hơn giữa các dãy bàn em đề xuất ý kiến nên sử dụng khoảng không gian đó để bố trí bàn học tạo không gian thoáng để học viên có thể dễ dàng di chuyển ra ngoài.

Ưu điểm: Làm giảm bớt sự không hài lòng của học viên về chỗ ngồi.

Nhược điểm: Học viên phải ra vào cửa trước nên hơi bất tiện.

3.2.3. Nâng cao chất lượng chương trình đào tạo

Thứ nhất, đối với các chương trình giảng dạy ứng dụng CNTT cơ bản, CNTT nâng cao, quản trị mạng…cần thiết phải xây dựng đề cương chi tết giảng dạy, lịch giảng dạy, hướng dẫn giảng dạy…sau đó thực hiện đăng công khai lên trang web của trung tâm. Điều này đảm bảo cho HV dễ dàng theo dõi được nội dung giảng dạy và lịch trình giảng dạy của giảng viên, đánh giá xem xét giảng viên giảng dạy có thực hiện đúng chương trình giảng dạy đề ra ban đầu hay không? Có đúng tiến độ hay không?

Thứ hai, cần xây dựng mục tiêu đầu ra một cách cụ thể, có khả thi. Việc xây dựng mục tiêu đầu ra phải xây dựng được tiêu chí để đo lường mục tiêu đầu ra cho phù hợp. Chương trình đào tạo có vai trò tác động quan trọng thứ hai trong những nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo. Chương trình đào tạo được đánh giá là chất lượng tốt khi nó đáp ứng được nhu cầu xã hội, có mục tiêu rõ ràng, nội dung các môn học được đổi mới và cập nhật thường xuyên, tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý...

Thứ ba, chương trình đào tạo cần phải được cập nhật thường xuyên về chương trình mới, công nghệ mới để đảm bảo được sự phù hợp với công nghệ thông tin. Cần đầu tư thiết kế chương trình và khối lượng giảng dạy sao cho phù hợp, hiện đại theo xu hướng coi trọng kỹ năng, gắn liền với thực tiễn và nhu cầu xã hội, mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học là rõ ràng, đào tạo những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho người học để họ có thể áp dụng cho tương lai.

Thứ tư, mặc dù là doanh nghiệp nhà nước, các khoản chi phí được hưởng từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, dịch vụ đào tạo là hoạt động có thu của trung tâm, mang lại nguồn thu lớn cho đội ngũ cán bộ nhân viên của trung

tâm. Do đó, phong cách làm việc của nhân viên, nhận thức của nhân viên về vai trò của mình cần phải có sự thay đổi. Luôn phải đặt HV ở vị trí trung tâm và thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút số lượng HV tham gia chương trình đào tạo của trung tâm ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tin học tại trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông Ninh Bình (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w