Đảm bảo về số lượng giảng viên, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tin học tại trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông Ninh Bình (Trang 78 - 81)

VI Sự hài lòng của học viên (HL)

THÔNG NINH BÌNH

3.2.1. Đảm bảo về số lượng giảng viên, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên

đội ngũ giảng viên

Thứ nhất, đảm bảo về số lượng giảng viên. Để thực hiện được giải pháp này, đòi hỏi trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông Ninh Bình cần thực hiện các nội dung sau:

- Rà soát lại khối lượng giảng dạy hiện tại của các giảng viên tại Trung tâm. Đánh giá mức độ đáp ứng của số lượng giảng viên hiện tại với khối lượng công việc hiện tại và khối lượng công việc trong tương lai. Xác định số lượng cán bộ giảng viên cần tuyển dụng thêm để đáp ứng được nhu cầu giảng dạy đồng thời đảm bảo được chất lượng giảng dạy.

- Tiến hành tuyển dụng công khai, minh bạch để tìm đúng giảng viên là người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm giảng dạy và phương pháp giảng dạy.

Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên của đội ngũ giảng viên tại Trung tâm. Kết quả phân tích thực trạng cho thấy, hiện nay tại trung tâm vẫn còn 1 giảng viên có trình độ cao đẳng, 3 giảng viên không đúng chuyên ngành công nghệ thông tin. Do đó, cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên. Cụ thể:

- Đối với giảng viên đang có trình độ cao đẳng: Trước hết trung tâm cần tiến hành kiểm tra năng lực giảng dạy thực sự của các giảng viên. Đánh giá trình độ chuyên môn và kỹ năng giảng dạy thông qua các tiết học dự giờ và đánh giá của học viên. Nếu giảng viên thể hiện được tốt năng lực thực tế của mình và có ý cầu tiến, trung tâm tạo điều kiện cho giảng viên tiếp tục học lên Đại học và sau Đại học. Tạo điều kiện cho giảng viên là tạo điều kiện về thời gian và kinh phí. Đối với giảng viên được cử đi học, giảng viên phải đảm bảo được tiến độ học tập và kết quả học tập tốt và sẽ được kiểm tra lại trình độ chuyên môn và kỹ năng giảng dạy sau khi một lộ trình kết thúc.

- Đối với những giảng viên không tốt nghiệp đúng chuyên ngành CNTT, trung tâm tạo điều kiện cho giảng viên đi học chuyên ngành 2 hoặc học chương trình sau đại học theo đúng chuyên ngành CNTT. Nguồn kinh phí cử đi học sẽ được trích một phần từ nguồn thu từ dịch vụ đào tạo tại Trung tâm.

Ngoài ra, giảng viên là người quyết định nhiều nhất đến sự hài lòng của học viên, mặc dù những trường hợp học viên phàn nàn về giảng viên ít xảy ra, nhưng tốt nhất không nên để những việc đó xảy ra. Cách khắc phục có thể đơn giản như sau:

- Giảng viên cần lắng nghe chính xác nội dung câu hỏi của học viên. Sau đó cần xác nhận với học viên về câu trả lời của mình đã làm học viên hài lòng hay chưa. Nếu học viên chưa hài lòng và vẫn còn thắc mắc thì yêu cầu học viên giải thích lại mục địch và ý nghĩa mà câu hỏi học viên đặt ra. Nếu câu hỏi phức tạp cần nhiều thời gian để trả lời nên hẹn gặp riêng học viên ở cuối giờ.

- Giảng viên cần quan tâm tới tất cả mọi học viên, đảm bảo cho học viên hiểu và theo kịp được bài giảng, tránh trường hợp theo số đông mà bỏ rơi một số học viên. Trong trường hợp học viên vẫn không theo kịp và ảnh hưởng

đến tiến độ môn học nên yêu cầu bộ phân văn phòng gửi nhân viên kĩ thuật lên hỗ trợ.

- Giảng viên trẻ cần chuẩn bị trước nội dung bài giảng, có thể cần sự tư vấn của giảng viên khác để chèn những kinh nghiệm thực tế vào trong bài giảng làm phong phú nội dung bài giảng,tạo cảm hứng cho hoc viên.

- Giảng viên cần hợp tác với nhóm trợ giảng để giải quyết những sự cố mà học viên gặp phải, đừng quá tin tưởng vào khả năng của nhóm trợ giảng, bởi vì giảng viên mới là người có kiến thức chuyên sâu nhất.

Mặt khác, trung tâm cần phải thường xuyên tổ chức các buổi họp chuyên môn để đánh giá những kết quả đạt được, những phương pháp giảng dạy mới được chia sẻ đối với từng bài giảng để HV tiếp thu một cách nhanh nhất và tránh gây nhàm chán cho HV trong quá trình học tập.

Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng giao tiếp đối với đội ngũ nhân viên văn phòng

Nhân viên văn phòng là đối tượng tiếp xúc với học viên rất nhiều và tạo ra ấn tượng đối với HV. Do đó, việc nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên văn phòng giúp cho nhân viên văn phòng có thể trả lời, xử lý tốt các vấn đề thắc mắc của học viên. Theo đó, các giải pháp được thực hiện cụ thể như sau:

- Hàng năm, cần tập huấn lại cho đội ngũ văn phòng tại Trung tâm về kiến thức cơ bản đối với CNTT, những nội dung sẽ triển khai trong môn học và các quy trình, chính sách cập nhật mới về việc đăng ký dự thi, cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT cho học viên.

- Cử các cán bộ văn phòng tham gia ít nhất 1 lần đối với các khóa học giao tiếp cơ bản với khách hàng, cách xử lý các tình huống thắc mắc của học viên. Kinh phí đào tạo được trích một phần từ nguồn thu từ dịch vụ đào tạo.

Thứ tư, tổ chức một số hội thảo nhằm chia sẻ các kinh nghiệm cũng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên và đội ngũ văn phòng.

Theo tôi đề xuất, trong giai đoạn 2018 – 2020, trung tâm nên tổ chức 2 cuộc hội thảo cụ thể:

Hội thảo 1: “Ứng dụng CNTT cơ bản và nâng cao trong các cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước và ngoài nhà nước”

Hội thảo 2: “Cấp chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản và nâng cao”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo tin học tại trung tâm công nghệ thông tin và truyền thông Ninh Bình (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w