1- Tăng trưởng số lượng TKCN tại chi nhánh NHTM
1.1.1. Khái niệm phát triển tài khoản cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương
1.1. Phát triển tài khoản cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm phát triển tài khoản cá nhân tại chi nhánh ngân hàngthương mại thương mại
1.1.1.1. Khái niệm khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mại
KHCN là tất cả các cá nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Đối tượng vay vốn đa dạng bao gồm những khách hàng có nhu cầu vay vốn mua nhà, xây sửa nhà, mua ô tô, các thiết bị gia dụng, thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, mua sắm trang thiết bị và đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng khác.
Theo quy định của NHTM thì đối tượng KHCN bao gồm: Cá nhân và Hộ gia đình.
1.1.1.2. Khái niệm tài khoản cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mại
TKCN tại chi nhánh NHTM là tài sản của chi nhánh NHTM cấp cho đối tượng KHCN nhằm mục đích mục đích nộp, rút tiền mặt; tiết kiệm hoặc thực hiện các giao dịch thanh toán hợp lệ qua chi nhánh NHTM bằng các phương tiện . Chủ tài khoản là cá nhân đứng tên mở tài khoản. Chủ TKCN tiến hành các giao dịch tại chi nhánh NHTM với mục đích đích gửi, giữ tiền hoăc thực hiện các giao dịch qua chi nhánh NHTM.
Theo quy định tại Điều 10, Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, chủ TKCN phải đáp ứng những yêu cầu sau: “Người mở tài khoản là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng. Đối với người chưa thành niên, khi mở tài khoản phải có người giám hộ theo quy định của pháp luật”.
Hiện nay, có 2 loại TKCN thông dụng nhất hiện nay thường được nhiều người sử dụng là tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm.
7
mặc định ủy quyền quản lý cho ngân hàng hoặc yêu cầu ngân hàng thanh toán các hóa đơn dịch vụ, chuyển rút tiền… Thông thường, tài khoản thanh toán được sử dụng để nhận lương, hoặc giao dịch kinh doanh…Tiền gửi trong tài khoản thanh toán nếu chưa sử dụng đều được ngân hàng trả lãi suất định kỳ. Trong đó, lãi suất được áp dụng là lãi suất của loại tiền gửi không kỳ hạn.
- Tài khoản tiết kiệm: Khác với mục đích thanh toán của tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm là tài khoản ngân hàng mà khách hàng gửi tiền vào để đầu tư sinh lời. Tiền lời này khách hàng có thể nhận ngay khi gửi hoặc nhận định kỳ theo thỏa thuận. Tài khoản tiết kiệm có thể được chia ra nhiều hạn mức và không giới hạn số lượng đăng ký mở. Đối với số tiền tiết kiệm, nếu khách hàng rút sớm so với hạn định thì chỉ được trả lãi theo lãi suất gửi không kỳ hạn.
1.1.1.3. Khái niệm phát triển tài khoản cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mại
Phát triển TKCN tại chi nhánh NHTM là hoạt động của chi nhánh NHTM nhằmtìm cách gia tăng quy mô TKCN đi cùng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ TKCN, đảm bảo sự gia tăng chất lượng TKCN tại chi nhánh NHTM an toàn và hiệu quả.
Để thực hiện được, đòi hỏi chi nhánh NHTM phải có những cách thức, phương án hữu hiệu. Việc phát triển TKCN tại chi nhánh NHTM có thể được thực hiện theo 2 cách. Đó là phát triển theo chiều rộng và phát triển dịch vụ theo chiều sâu.
Thứ nhất, Phát triển TKCN tại chi nhánh NHTM theo chiều rộng: Là việc NHTM thực hiện xâm nhập và thị trường mới, thị trường mà đối tượng KHCN chưa biết đến sản phẩm tài khoản thanh toán của ngân hàng mình. Ở đây có thể phát triển TKCN theo vùng địa lý, theo đối tượng khách hàng.
- Phát triển TKCN tại chi nhánh NHTM theo vùng địa lý: Là việc phát triển theo khu vực địa lý hành chính nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch, qua đó tăng quy mô KHCN đến mở tài khoản thanh toán tại chi nhánh NHTM. Để có thể phát triển TKCN theo vùng địa lý đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có khoảng thời gian nhất định để các sản phẩm thanh toán qua tài khoản cá nhân có thể tiếp cận được với đối tượng KHCN và thích ứng với từng khu vực và chi nhánh NHTM phải tổ chức được
8
mạng lưới giao dịch tối ưu.
- Phát triển TKCN tại chi nhánh NHTM theo đối tượng KHCN: Cùng với việc mở rộng hoạt động theo vùng địa lý, có thể mở rộng hoạt động bằng cách khuyến khích, kích thích các nhóm KHCN của đối thủ cạnh tranh chuyển sang sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình.
Thứ hai, Phát triển TKCN tại chi nhánh NHTM theo chiều sâu: Là việc NHTM khai thác tốt hơn thị trường KHCN hiện có của mình, phân loại thị trường để thõa mãn nhu cầu muôn hình muôn vẻ của khách hàng. Việc phát triển TKCN tại chi nhánh NHTM theo chiều sâu có thể bằng cách đa dạng hóa sản phẩm/ dịch vụ tài khoản cá nhân.
Việc đa dạng hóa sản phẩm/ dịch vụ TKCN tại chi nhánh NHTM một mặt sẽ giúp cho NHTM có thêm nhiều sản phẩm thanh toán để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của khách hàng. Mặt khác giúp cho NHTM hạn chế sai sót, rủi ro trong quá trình sử dụng TKCN của khách hàng.