nhánh MB Ninh Bình
Chất lượng tín dụng
Trong thời điểm hiện nay, tại tỉnh Ninh Bình tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn, làm ăn kém hiệu quả gây tình trạng nợ nần lâu ngày, khả năng thanh toán giảm sút làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của của chi nhánh. Do đó, Chi nhánh đã áp dụng một loạt các giải pháp để hạn chế rủi ro cho ngân hàng và thu hồi nợ xấu.
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ KH DNVVN của chi nhánh
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng nợ 3.791 100% 4.712 100% 4.845 100% 921 24,3 % 133 2,8% Nhóm 1 3.563 94,0% 4.458 94,6% 4.613 95,2% 894 25,1 % 155 3,5% Nhóm 2 152 4,0% 151 3,2% 121 2,5% -1 -0,6% -30 - 19,7% Nhóm 3 11 0,3% 19 0,4% 24 0,5% 7 65,7 % 5 28,5% Nhóm 4 11 0,3% 19 0,4% 15 0,3% 7 65,7 % -4 - 22,9% Nhóm 5 53 1,4% 66 1,4% 73 1,5% 13 24,3 % 7 10,2% Nợ quá hạn 227 6,0% 254 5,4% 233 4,8% 27 11,9 % -22 -8,6% Nợ xấu 76 2,0% 103,7 2,2% 111 2,3% 28 36,7 % 8 7,5%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2017-2019)
nhanh chóng từ 3791 tỷ đồng (năm 2017 ) lên tới 4721 tỷ đồng (năm 2019). Trong đó dư nợ nhóm 1 vẫn đang giữ ở mức ổn định và có xu hướng tăng dần theo thời gian. Cụ thể dư nợ nhóm 1 năm 2017 chiếm tỷ trọng 94% trong tổng dư nợ KHNNV, tới năm 2019 chiếm 95,2% trong tổng dư nợ
Dư nợ tăng lên nhanh chóng đồng thời cũng kéo theo đó là rủi ro về tín dụng cũng tăng cao,đặc biệt là các khoản vay đang ở nhóm 4 (nợ nghi ngờ mất vốn) và nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Trong đó:
+ Nợ nhóm 4: Năm 2017 là 11,4 tỷ đồng, năm 2018 là 18,8 tỷ đồng, năm 2019 là 24,2 tỷ đồng.
+ Nợ nhóm 5: năm 2017 là 53,1 tỷ đồng, năm 2018 là 66 tỷ đồng, năm 2019 là 72,7 tỷ đồng.
Tuy tỷ trọng nợ nhóm 4 và nhóm 5 qua các năm nghiên cứu không có sự thay đổi quá nhiều, nhưng về số tuyệt đối thì lại tăng lên nhiều, phản ánh tình hình kinh doanh của một số doanh nghiệp đang rất yếu kém dẫn tới khó có khả năng thu hồi được nợ.
* Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu
Thông qua bảng số liệu 2.8: Cơ cấu dư nợ KHDNVVN của chi nhánh MB Ninh Bình , ta có thể thấy được tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của dư nợ KH DNVVN tại chi nhánh MB Ninh Bình đang ở mức đáng báo động khi mà Hội sở chỉ cho phép nợ xấu tối đa là 1,5%, nợ quá hạn tối đa 5%. Trong đó tỷ lệ nợ quá hạn/nợ xấu tổng dư nợ KHDNVVN qua các năm được nghiên cứu đều tăng lên hàng năm. Cụ thể:
- Nợ quá hạn:
+ Năm 2017 tổng nợ quá hạn là 227,4 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6% trong tổng dư nợ KH DNVVN.
+ Năm 2018 tổng nợ quá hạn đã tăng thêm 27 tỷ đồng đạt giá trị 254,5 tỷ đồng, chiếm 5,4% trong tổng dư nợ KH DNVVN.
+ Năm 2019 tổng nợ quá hạn giảm 21,9 tỷ đồng, giữ ở mức 232,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,8% trong tổng dư nợ KH DNVVN.
- Nợ xấu:
+ Nợ xấu năm 2018 là 103,2 tỷ đồng (tăng 27,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 36,7% so với năm 2017), chiếm tỷ lệ 2,2% trong tổng dư nợ KH DNVVN.
+ Nợ xấu năm 2019 là 111,4 tỷ đồng (tăng 7,8 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,5% so với năm 2018), chiếm tỷ lệ 2,3% trong tổng dư nợ KH DNVVN.
Từ các số liệu trên ta có thể thấy được nợ quá hạn/nợ xấu đều tăng nhanh qua hàng năm cả về số lượng lẫn tỷ lệ. Nguyên nhân chính là vì chi nhánh đã thực hiện việc thúc đẩy tăng nhanh chỉ tiêu về tổng dư nợ dẫn tới việc quản lý về mặt chất lượng của các khoản vay bị hạn chế và một số khách hàng doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, yếu kém dẫn tới dần mất khả năng trả nợ.
Hiện nay, nợ quá hạn, nợ xấu của KH DNVVN tại chi nhánh đã ở mức báo động, rất có thể sẽ mất vốn, và đã vượt quá so với chỉ tiêu về nợ xấu mà Hội sở MB giao cho là 1,5%, nợ quá hạn tối đa 5%. Chi nhánh cần có các biện pháp thu hồi nợ xấu nợ quá hạn, đồng thời thực hiện cơ cấu nợ đối với một số khách hàng bị quá hạn vì lý do khách quan, còn phát triển được.
* Tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.9: Cơ cấu tỷ lệ nợ quá hạn đối với KHDNVVN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Nợ quá hạn 227,4 254,5 232,6 27,0 11,9% -21,9 -8,6%
Ngắn hạn 55,7 54,7 48,1 -1,0 -1,8% -6,6 -12,0% Trung dài hạn 171,7 199,8 184,4 28,0 16,3% -15,3 -7,7%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2017-2019)
Nhìn vào bảng số liệu trong bảng 2.9về cơ cấu tỷ lệ nợ quá hạn của KHDNVVN tại chi nhánh MB Ninh Bình trong 3 năm được nghiên cứu có thể thấy được ngay nợ quá hạn đối với các khoản vay ngắn hạn tại chi nhánh đang có xu hướng giảm dần cả về về số lượng và tỷ lệ, trong khi đó những nợ quá hạn đối với các khoản vay trung dài hạn đã có dấu hiệu giảm dần trong năm 2019. Cụ thể năm 2017 tổng nợ quá hạn là 227,4 tỷ đồng, tới cuối năm 2019 nợ quá hạn là 232,6 tỷ
đồng (giảm 8,6% so với năm 2018). Trong đó:
+ Nợ ngắn hạn: Nợ quá hạn của các khoản nợ ngắn hạn của KHDNVVN tại chi nhánh đang giảm dần qua từng năm. Trong đó năm 2018 giảm 1 tỷ đồng, năm 2019 giảm tiếp 6,6 tỷ đồng (giảm 12% so với năm 2018).
- Nợ trung, dài hạn: Nợ quá hạn của các khoản nợ trung dài hạn đối với KHDNVVN tăng vào năm 2018 và giảm bớt ở năm 2019. Cụ thể năm 2018 nợ quá hạn của các khoản vay trung dài hạn là 199,8 tỷ đồng (tăng 28 tỷ đồng tương ứng ăng 16,3% so với năm 2017) và năm 2019 là 184,4 tỷ đồng (giảm 15,3 tỷ đồng tương ứng giảm 7,7% so với năm 2018).
Có thể thấy được nợ quá hạn của các khoản vay KHDNVVN tại chi nhánh trong những năm vừa qua vẫn còn đang trong tình trang báo động, vẫn chưa đạt được yêu cầu của Hội sở MB giao cho chi nhánh là ổn định mức nợ quá hạn dưới 5%.
Tỷ lệ nợ xấu
Bảng 2.10: Cơ cấu tỷ lệ nợ xấu đối với KHDNVVN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Nợ xấu 75,8 103,7 111,4 27,9 36,7% 7,8 7,5%
Ngắn hạn 12,1 16,1 16,4 4,0 32,9% 0,3 1,7% Trung dài hạn 63,7 87,6 95,0 23,9 37,5% 7,5 8,6%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB Ninh Bình 2017-2019)
Từ trước đến nay, nợ xấu luôn là vấn đề hàng đầu và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của tất cả các TCTD, nợ xấu phát sinh sẽ là tăng nguy cơ khó thu hồi vốn và phải trích lập dự phòng với tỷ lệ rất cao. Chính vì thế MB Ninh Bình rất quan tâm tới vấn đề này, thường xuyên đưa ra các quyết định, chỉ đạo tăng cường thu hồi nợ xấu. Mặc dù vậy tỷ lệ nợ xấu hiện tại của KHDNVV vẫn còn đang rất cao, cụ thể:
- Nợ xấu đối với các khoản vay ngắn hạn của KHDNVVN là 12,1 tỷ vào năm 2017, tới năm 2019 đã tăng lên tới 16,4 tỷ đồng.
2018 tăng thêm 23,9 tỷ đồng là 87,6 tỷ đồng, cuối năm 2019 tiếp tục tăng thêm 7,5 tỷ đồng, lên tới 95 tỷ đồng.
Sở dĩ nợ xấu tăng lên như vậy một phần là do việc tăng trưởng dư nợ cho vay nhanh chóng cũng sẽ dẫn đến gặp nhiều rủi ro. Hiện nay chi nhánh cũng đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nguy cơ bị nhảy lên nhóm nợ cao hơn, đồng thời cũng đưa ra các biện pháp xử lý đối với các khoản vay nợ xấu hiện còn tồn tại và trong tương lai sẽ cố gắng giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể.