CHUYỂN ƯU THẾ THÀNH CƠ HỘI SINH TỒN

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ KINH DOANH VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (Trang 80 - 83)

• TINH HOA TRÍ TUỆ

Hiệu quả Pareto cho ta thấy trong thực tế, kẻ yếu chỉ có thể đưa ra sự lựa chọn có lợi cho bản thân trong điều kiện nhất định và lựa chọn này chính là cơ hội sinh tồn được đánh đổi bằng chính ưu thế của anh ta.

• GIAI THOẠI

Sau khi thế kiềng ba chân giữa Thục, Ngụy, Ngô sụp đổ, dòng họ Tư Mã nhà Tây Tấn đã thống nhất Trung Quốc. Song chính quyền Tây Tấn lúc ấy vẫn chưa ổn định. Sau những cuộc chiến tranh, hoạn lạc liên miên trong nhiều năm, các thế lực tàn dư vẫn cát cứ ở địa phương và cuộc đấu đá tranh giành quyền lực giữa các anh em hoàng thất họ Tư Mã vẫn đang diễn ra vô cùng ác liệt. Người có thế lực mạnh nhất trong số đó là Đông Hải Vương Tư Mã Việt. Mấy chục năm sau, Tư Mã Việt đã liên kết với các Phạm vương khác phát động cuộc nội chiến có tên gọi là “Loạn bát vương” để tranh đoạt ngai vàng. Đứng trước tình hình cuộc nội chiến giữa các Phạm vương đang nổ ra, lại thêm việc người Hung Nô và người Yết từ phương Bắc nhân cơ hội này kéo đến xâm phạm, miền Bắc Trung Quốc bị đẩy vào họa chiến tranh.

Kết quả cuối cùng, miền Bắc đã bị người Hung Nô và người Yết chiếm cứ, còn Tư Mã Việt thì bỏ mạng ngoài chiến trận.

Lúc đó, quá nửa số người thuộc dòng họ hoàng tộc Tư Mã nhà Tây Tấn đã bỏ mạng trong chiến trận, còn những người may mắn sống sót vội vàng chuẩn bị vượt sông Trường Giang chạy trốn. Trong số những người này, Lang Nha Vương Tư Mã Duệ, thân cô thế yếu, chỉ mải tính cách vượt sông để bảo toàn mạng sống của mình, chẳng còn tâm trí nào để nghĩ đến kế hoạch tiếp theo. Song do Tư Mã Duệ, kẻ sống sót may mắn của hoàng tộc, lại là người có sức hiệu triệu về chính trị với xã hội nên hai nhân vật xuất chúng của gia tộc Vương Thị là Vương Đạo và Vương Đôn đã chuẩn bị phò tá để đưa Duệ

lên ngôi hoàng đế sau khi vượt qua sông Trường Giang. Thực tế, anh em nhà Vương Thị vẫn luôn muốn lập nên nghiệp lớn nơi chính trường, ngặt vì cả hai đều không phải là người thuộc gia tộc Tư Mã hay nắm quyền binh trong tay.

Anh em nhà Vương Thị bàn bạc với Tư Mã Duệ và nói về ý định phò tá đối phương lên ngôi vua, khôi phục cơ nghiệp nhà Tây Tấn. Nghe thế, Tư Mã Duệ mừng ra mặt, vội vàng bắt tay hợp tác với anh em nhà Vương Thị.

Sau một hồi lo liệu, anh em nhà Vương Thị cuối cùng đã liên kết được các gia tộc lớn lại với nhau để suy tôn Lang Nha Vương Tư Mã Duệ lên ngôi vua, tức Tấn Nguyên Đế, lập nên vương triều Đông Tấn kéo dài hơn trăm năm ở Trung Quốc. Trong giai đoạn này, anh em nhà Vương Thị là hai người có công lao lớn nhất, và thậm chí có phần hơn cả Tư Mã Duệ.

Dù vậy, cả hai đều luôn hiểu rằng dù có cống hiến và lập công nhiều thế nào thì họ vẫn không phải là người của hoàng tộc. Đấy chính là điểm yếu lớn, không thể thay đổi của hai anh em Vương Thị nên họ đều không nghĩ đến việc chiếm ngai vàng. Tuy nhiên, họ nhận thức rất rõ về quyền lực của mình trên chính trường và địa vị xã hội của bản thân. Tư Mã Duệ dù là vua song vẫn không thể sánh ngang với họ. Ngược lại, cho dù rất muốn thì Tư Mã Duệ cũng không thể tước đoạt quyền hành và ảnh hưởng của hai anh em nhà Vương Thị. Cả hai bên đều an phận với vị thế của mình. Tư Mã Duệ là vua thì cứ làm vua, còn anh em Vương Thị sẽ là những kẻ nắm thực quyền.

• PHÂN TÍCH THEO LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

Ta có thể lý giải hiện tượng này bằng “hiệu quả Pareto” (Pareto efficiency) trong lý thuyết trò chơi. Ban đầu, hiệu quả Pareto chủ yếu được dùng để chỉ dạng phân bổ nhân lực mà không khiến điều kiện của bất kì cá nhân nào xấu đi hay khiến điều kiện của một số người nào đó trở nên tốt hơn. Về sau, hiệu quả Pareto được đưa vào ứng dụng cả trong kinh tế học lẫn các ngành kĩ thuật và khoa học xã hội.

Trong thực tế cuộc sống, kẻ yếu chỉ có thể đưa ra lựa chọn có lợi cho bản thân trong điều kiện nhất định và lựa chọn này chính là cơ hội sinh tồn được

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ KINH DOANH VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)