HÃY CHO TÔI MỘT ĐIỂM TỰA, TÔI SẼ NHẤC BỔNG TRÁI ĐẤT LÊN

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ KINH DOANH VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (Trang 69 - 72)

BỔNG TRÁI ĐẤT LÊN

• TINH HOA TRÍ TUỆ

Bạn không nhất định phải là người tài ba, nhiều năng lực nhất song vẫn có thể là người thắng cuộc nếu biết tận dụng, phát huy hiệu quả các “công cụ” có sẵn bên mình.

• GIAI THOẠI

Vào năm 287 trước Công nguyên, một cậu bé tên Archimedes đã chào đời ở Syracuse trên đảo Sicily. Cha Archimedes là nhà thiên văn học. Chịu ảnh hưởng của cha, ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Archimedes đã rất hứng thú với việc học hành, giỏi suy luận và thích tranh luận. Lớn lên, Archimedes vượt biển sang Alexandria bên Ai Cập tầm sư học đạo. Ông học triết học, toán học, thiên văn học, vật lý học từ Conon - học trò của Euclid - nhà khoa học nổi tiếng bấy giờ. Sau này, ông trở thành một học giả uyên bác, thông hiểu nền văn hóa phong phú của Hy Lạp. Thành tựu xuất sắc nhất trong đời Archimedes là “nguyên lý đòn bẩy”.

Một lần, Archimedes tâu với vua Syracuse: “Bệ hạ hãy cho thần một điểm tựa, thần sẽ nhấc bổng trái đất lên!”. Nhà vua nghe thấy thế thì vô cùng kinh ngạc, thầm băn khoăn tự hỏi không biết có phải Archimedes điên rồi chăng mà huênh hoang, khoác lác đến vậy. Thế nên, nhà vua đã đáp rằng: “Được thôi, vậy nhà ngươi hãy biểu diễn cho ta xem. Vừa hay ở đằng kia có một con tàu, ngươi hãy kéo nó ra biển xem nào. Ngươi dùng dụng cụ, máy móc gì cũng được nhưng nhớ là chỉ có mình ngươi làm thôi đấy!”.

Archimedes nhờ các thợ một lắp hệ thống ròng rọc và đòn bẩy được thiết kế tinh xảo vào hai bên phải trái ở cả mũi lẫn đuôi tàu rồi đề nghị nhà vua kéo sợi dây thừng, và thế là cả con tàu từ từ dịch chuyển ra phía biển. Dân chúng đang đúng theo dõi trên bờ thấy vậy thì vỗ tay hoan hô ầm lên. Thán phục tài năng của Archimedes, nhà vua tuyên bố trước toàn thể dân chúng: “Kể từ giờ trở đi, ta yêu cầu các ngươi dù Archimedes nói gì thì các ngươi cũng phải tin lời”.

• PHÂN TÍCH THEO LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

Bạn có thể vận dụng chiến lược này vào các trường hợp sau:

1. Tận dụng tiền bạc của người khác

Không ít người ngộ nhận rằng phải có thật nhiều tiền trong tay thì mới giải quyết được vấn đề, song thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Nếu có tiền, mọi việc sẽ dễ dàng hơn; nếu không có, bạn vẫn có thể tận dụng sự hỗ trợ tiền bạc từ những người khác.

2. Tận dụng kinh nghiệm của người khác

Nếu cái gì bạn cũng phải học thì cho dù học suốt đời, bạn cũng chẳng thể học hết. Thay vì thế, bạn hoàn toàn có thể tận dụng kinh nghiệm của người khác để phục vụ lợi ích của bản thân.

3. Tận dụng cách làm của người khác

Người khôn ngoan luôn biết cách tận dụng cách làm, ý tưởng hay của người khác.

Đại đa số mọi người đều rao bán thời gian, tài năng, các mối quan hệ cùng kĩ năng của bản thân với mức giá khá rẻ. Bởi thế, nếu muốn tiết kiệm thời gian của mình, bạn cần tận dụng người tài một cách có hiệu quả.

5. Tận dụng công việc của người khác

Đa phần mọi người đều muốn có một công việc. Thứ họ muốn là một thứ để đảm bảo, không phải là cơ hội. Bởi vậy, bạn nên thuê người khác làm thay những việc bạn không muốn hay không có khả năng thực hiện và kết hợp khả năng của những người này lại để giúp mình phát triển, lớn mạnh thêm.

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ KINH DOANH VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)