THAY VÌ KHIẾN MỌI NGƯỜI CẢM ƠN, HÃY KHIẾN HỌ CẦN ĐẾN BẠN

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ KINH DOANH VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (Trang 120 - 122)

KHIẾN HỌ CẦN ĐẾN BẠN

• TINH HOA TRÍ TUỆ

Trong cuộc chơi, thay vì khiến đối phương cảm ơn mình, bạn hãy khiến đối phương cần đến bạn vì nó có nghĩa là họ sẽ không thể quên bạn; trong khi đó, lời cảm ơn một khi được nói ra thì cuối cùng cũng sẽ bay theo chiều gió.

• GIAI THOẠI

Vào năm 1847, Otto von Bismarck trở thành nghị sĩ Quốc hội Phổ, và cũng là kẻ bị cô lập trong Quốc hội. Tuy nhiên, điều khiến mọi người bất ngờ là ông lại liên kết với Friedrich Wilhelm IV, vị vua không quyền lực thời bấy giờ - điều hoàn toàn trái ngược với dự đoán của tất cả mọi người. Friedrich Wilhelm IV tuy là vua song tính tình rất nhu nhược, thường chọn cách nhượng bộ trước phái tự do trong Quốc Hội. Những người hiểu Bismarck đều biết ông luôn coi khinh kiểu người nhu nhược như vậy.

Bởi thế, lựa chọn này của Bismarck thực sự khiến mọi người vô cùng khó hiểu. Khi những nghị sĩ khác đứng lên công kích các biện pháp ngớ ngẩn của người đứng đầu nhà nước, chỉ có Bismarck ủng hộ nhà vua.

Năm 1851, nỗ lực mà Bismarck bỏ ra cuối cùng đã được đền đáp: Friedrich Wilhelm IV bổ nhiệm ông vào làm việc trong cơ quan lập pháp. Song ông vẫn chưa hài lòng. Bismarck vẫn tiếp tục thỉnh cầu nhà vua tiến hành củng cố lực lượng quân đội, đáp trả lại phái tự do bằng một thái độ cứng rắn. Ông ủng hộ nhà vua giữ sự tự trọng của bản thân để lãnh đạo nước nhà, đồng thời từ từ khôi phục lại vương quyền, biến chế độ quân chủ chuyên chế thành sức mạnh lớn nhất của nhà nước Phổ. Thấy Bismarck ủng hộ mình tích cực như vậy nên nhà vua tin tưởng ông, xem ông như cánh tay phải đắc lực, việc gì cũng đem ra bàn bạc, trao đổi với Bismarck.

lên ngôi kế vị. Song hoàng đế mới lại ghét cay ghét đắng Bismarck, không muốn giữ ông bên cạnh mình.

Phái tự do thì vẫn tiếp tục công kích cả hai người như trước và còn tìm cách tước đoạt quyền lực của họ. Vị quốc vương non trẻ do cảm thấy bất lực, không thể gánh vác trọng trách của đất nước nên đã bắt đầu nghĩ đến việc thoái vị. Đúng lúc đó, Bismarck xuất hiện. Ông kiên định ủng hộ nhà vua trẻ tuổi, khích lệ quốc vương đáp trả lại nhóm phản đối bằng những hành động kiên định, dứt khoát cùng thủ đoạn bức hại cực độ nhằm triệt hạ gốc rễ phái tự do.

Dù căm ghét Bismarck, Wilhelm hiểu mình rất cần đối phương, chỉ Bismarck mới có thể giải quyết nguy cơ về quyền thống trị của bản thân. Do đó, Wilhelm đã bổ nhiệm Bismarck làm thủ tướng. Mặc dù có sự chia rẽ về đường lối chính sách song điều đó không ảnh hưởng gì đến sự trọng dụng mà quốc vương dành cho Bismarck. Sự khôn ngoan đã giúp Bismarck leo lên được đỉnh cao nhất của quyền lực. Tuy là trợ thủ đắc lực của quốc vương song trên thực tế, Bismarck không chỉ nắm quyền làm chủ số phận của mình mà còn nắm quyền kiểm soát của cả một đất nước.

• PHÂN TÍCH THEO LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI

Sở dĩ Bismarck - người ở giữa - giành được chiến thắng trong trò chơi này là bởi ông biết liên minh với kẻ yếu hơn thay vì về hùa với kẻ mạnh và cũng bởi ông biết rằng khi khiến đối phương vì cần ông nên phải phụ thuộc vào ông, ông sẽ trở thành sức mạnh trọng yếu của họ.

Sách lược này không chỉ phù hợp với trò chơi đối chọi. Bạn có thể áp dụng nó trong bất kỳ lĩnh vực nào khác.

Cách kiểm soát cuộc chơi hiệu quả nhất là hãy khiến đối phương vì cần đến bạn nên không thể tách rời khỏi bạn. Dù bản lĩnh của bạn không cao, tài năng không nhiều, bạn cũng vẫn là người vô giá nếu biết biến mình thành nhân vật quan trọng không thể thay thế trên một phương diện nào đó.

Một phần của tài liệu TRÍ TUỆ KINH DOANH VÀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (Trang 120 - 122)