Bệnh Greening cam chanh (Bệnh vàng lá xanh gân)

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi (Trang 29 - 32)

Candidatus liberobacter asiaticus

Bệnh Greening hay còn gọi Huanglongbing. Đây là một trong những bệnh hại nguy hiểm nhất trên cây có múi. Bệnh làm giảm năng suất trên tất cả họ cam chanh và ở tất cả các vùng trồng cây họ cam chanh.

Triệu chứng

Triệu chứng bệnh Greening bao gồm lá nhỏ và vàng từng phần có khi vàng toàn bộ tán lá. Cây bị bệnh ra quả ít, quả không chín được và có vị khó chịu.

Triệu chứng lá cam bị bệnh Greening (Lá trên cùng là lá khỏe, mức độ lá bị bệnh từ nhẹ đến nặng từ trên xuống dưới - Trái).

Rầy chổng cánh, môi giới truyền bệnh Greening (phải) (Trích Plant Pathology, George N. Agrios, tái bản lần thứ 5)

Trên lá: Biểu hiện đặc trưng của bệnh là phiến lá hẹp, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, có màu vàng, nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ, nên có tên gọi bệnh vàng lá gân xanh.

Trên quả: Quả nhỏ hơn bình thường, quả bị méo mó, tâm quả bị lệch hẳn sang một bên khi bổ dọc. Hạt trên quả bị bệnh thường bị thối, có màu nâu.

Bộ rễ: Khi cây nhiễm bệnh làm rễ cây bị thối, đa phần rễ tơ bị mất chỉ còn các rễ chính, thậm chí rễ chính cũng thối.

Sự kết hợp giữa các triệu chứng trên với việc xuất hiện của rầy chổng cánh trong vườn là điều kiện cho việc xác định bệnh vàng lá gân xanh.

Triệu chứng cây bị bệnh vàng lá xanh gân (Greening)

Cây bị bệnh vàng lá gân xanh thì thường biểu hiện triệu chứng ở những cây phía ngoài vườn nhiều hơn ở trong. Trên một cây có cành nặng, cành nhẹ và có cành không bị bệnh. Diễn biến bệnh tương đối nhanh nên chết rất nhanh từ cành bị nặng

đến cành bị nhẹ. Trên quả thì biểu hiện triệu chứng đầu tiên là quả bị méo mó biến dạng, khi bổ ra sẽ thấy tâm lệch qua một bên và hạt bị thối.

Nguyên nhân

Nguyên nhân do vi khuẩn chuyên tính (fastidious) sống ở bó mạch libe của cây. Bao gồm vi khuẩn Candidatus liberobacter asiaticus ở châu Á và Candidatus liberobacter africanus ở châu Phi. Cả hai chủng vi khuẩn chuyên tính này không nhân nuôi được trên môi trường nhân tạo. Tuy nhiên chúng rất mẫn cảm với tetracyline.

Bệnh lây lan do rầy chổng cánh là môi giới truyền vi khuẩn từ cây bị bệnh sang cây chưa bị bệnh và bệnh lây lan qua mắt ghép.

Vườn cam quýt chăm sóc kém, đất dễ ngập úng cũng là yếu tố tạo điều kiện bệnh phát triển mạnh.

Phòng trừ

Truyền bệnh thông qua nhân giống vô tính và nhờ côn trùng môi giới. Chính vì vậy khi nhân giống nên chọn nguồng nhân giống sạch bệnh, gốc ghép và mắt ghép sạch bệnh.

Khi cây bị bệnh nên loại bỏ cây bị bệnh ngay bởi đây sẽ là nguồn bệnh lây lan trong vườn thông qua môi giới truyền bệnh.

Phun thuốc trừ côn trùng môi giới truyền bệnh.

Phòng trừ khó và không có hiệu quả, nên phòng bệnh là chính và trừ môi giới truyền bệnh.

Xen canh ổi trong các vườn cây có múi có tác dụng hạn chế bệnh.

Sử dụng kháng sinh khoan vào thân và tiêm có tác dụng phòng trừ bệnh.

Phương pháp khoan cây có múi để tiêm kháng sinh tetracyline

2.12. Bệnh hóa bần hại cam chanh (Stubborn disease in citrus plants) do Mollicute - Spiroplasma citri

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)