Ve sầu gây hại cây có mú i Cicadidae spp.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi (Trang 65 - 67)

d. Phương thức gây hại của bướm phượng

3.13. Ve sầu gây hại cây có mú i Cicadidae spp.

Đây là loài sâu hại hoàn toàn mới xuất hiện trên cây lâu năm, đầu tiên được phát hiện gây hại trên cây cà phê, đến nay còn tìm thấy trên cây cam quýt. Vì mới xuất hiện nên chưa được định danh khoa học, nên dựa vào đặc điểm nổi bật ban đầu trong một văn bản báo cáo đã tạm gọi loài ve sầu hoàn toàn mới này là “ve sầu bốn chấm”.

a. Đặc điểm hình thái

Loài ve sầu khi trưởng thành có đặc điểm hình thái là trên lưng có màu đen, dưới bụng có màu vàng cam và sau đuôi có

gai nhọn. Về kích thước, con trưởng thành dài từ 55 - 60mm, chiều rộng của thân từ 20 - 22mm, chiều dài sải cánh từ 100 - 115mm. Trứng của loài ve sầu mới có màu trắng, kích thước dài khoảng 2mm, đường kính của trứng trung bình là 0,5mm; trứng được đẻ chủ yếu ở các cành cấp 2 của cây cà phê.

b. Phương thức gây hại

Ve sầu hút nhựa gây hại các bộ phận cây cam quýt cả trên mặt đất lẫn dưới đất. Ve trưởng thành chích hút làm suy kiệt hoặc làm chết cành non; ấu trùng chích hút nhựa ở rễ làm cây chậm phát triển, còi cọc, lá vàng, trái rụng nên làm giảm năng suất; các cành dinh dưỡng phát triển kém, chồi ngọn và lá ra ít; các rễ tơ ở độ sâu 0 - 15cm phát triển chậm; một số rễ bị đen, thối từ đầu rễ vào do một số loài nấm, tuyến trùng tấn công vào vị trí rễ bị ấu trùng ve sầu gây hại.

c. Biện pháp phòng trừ

Bón phân cân đối, không bón thừa đạm, vì đạm sẽ làm rễ và thân cành non mềm dễ bị ve sầu tấn công.

Bảo vệ các loài sinh vật có ích như kiến vàng, các loài ong, các loài rắn, chim chuột, kỳ nhông...

Phủ màng nilon (màng trong) quanh gốc để ngăn chặn ấu trùng chui xuống đất sau khi nở (nilon cũng ngăn chặn ấu trùng từ dưới đất chui lên để vũ hóa và vào buổi sáng, người dân có thể đi diệt ve sầu đang bị giữ lại dưới màng phủ).

Khi phát hiện ve sầu, tập trung phòng trừ tại những cây cà phê bị vàng lá, rụng quả do có mật độ ve sầu nhiều; dùng keo dính hoặc băng keo quấn quanh gốc cà phê vào thời điểm ấu trùng bắt đầu chu kỳ lột xác; bắt ve sầu khi bò lên cây lột xác.

Trong những tháng mùa hè, có thể dùng lưới kết hợp sử dụng ánh sáng điện để bắt ve sầu trưởng thành.

Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Metavina 90DP có nguồn gốc từ nấm Metahizium 90DP và các loại thuốc chống lột xác ấu trung ve sầu như: Butyl 10WP, Applaud 10WP để phòng trừ loại côn trùng này từ dưới đất.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)