BỆNH HẠI SAU THU HOẠCH CÂY CÓ MÚ
4.6.1. Kiểm soát bằng phương pháp vật lý
Phương pháp kiểm soát bằng vật lý bao gồm: Sử dụng nhiệt độ thấp, nhiệt độ cao, điều chỉnh thành phần không khí, tia hồng ngoại hoặc tia cực tím.
4.6.1.1. Kiểm soát bằng nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự nảy mầm của bào tử nấm và sự phát triển của nấm và vi khuẩn. Nhiệt độ bảo quản tối ưu cho sự tăng trưởng của các loại nấm thường từ 20 - 25oC, một số loài thích hợp với nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn. Nhiệt độ tối ưu thay đổi theo loài, thời gian, giống...
- Bảo quản ở nhiệt độ thấp
Bảo quản ở nhiệt độ thấp là phương pháp chủ yếu để giữ chất lượng của quả cây có múi sau thu hoạch. Đồng thời đây là phương pháp ngăn chặn sự phát triển của sâu bệnh rất hiệu quả. Nhiệt độ thấp làm chậm quá trình chuyển hóa và kìm hãm biến đổi sinh lý làm quả bị chín nhanh. Đối với quả, môi trường bảo quản còn kìm hãm hoạt động của các enzym làm cho chúng phát triển chậm. Tuy nhiên khả năng làm giảm nhiệt độ bảo quản được giới hạn bởi sự nhạy cảm của các giống quả với nhiệt. Do đó thường bảo quản quả ở nhiệt độ 2 - 4oC với độ ẩm 90%.
Tại Việt Nam, nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản lạnh đến thời gian tồn trữ và phẩm chất của quả cam sành Tam Bình- tỉnh Vĩnh Long cho thấy việc bảo quản cam sành ở nhiệt độ 8o
C có thể kéo dài thời gian bảo quản được 5 tuần (so với đối chứng chỉ có 1 tuần).
Cam mật được bảo quản ở nhiệt độ thấp (10oC) có thời gian bảo quản dài hơn 9 tuần so với cam bảo quản ở nhiệt độ phòng (khoảng 28-30 ngày).
- Bảo quản ở nhiệt độ cao.
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với mầm bệnh
Cơ chế để kháng mầm bệnh bằng phương pháp nhiệt độ cao gồm: làm bất hoạt enzym hoặc biến tính các protein khác, hormone bị phá hủy hoặc làm giảm, lipid được giải phóng làm
suy giảm năng lượng dự trữ hoặc gây rối loạn quá trình trao đổi chất.
Sự khác nhau giữa các loại nấm được thể hiện ở sự nhạy cảm của chúng đối với nhiệt độ cao và sự tác động nhiệt cũng khác nhau tùy vào mục đích như tiêu diệt bào tử hay tiêu diệt nấm nảy mầm tăng trưởng. Đối với một loài nhất định, bất hoạt bào tử cần nhiệt độ cao hơn và kéo dài thời gian hơn.
+ Ảnh hưởng của nhiệt đối với quả
Nhiệt có ảnh hưởng nhiều đến các quá trình xảy ra trong mô quả. Tỷ lệ quả chín, sự biến đổi màu sắc quả, quá trình chuyển hóa đường, sản xuất etylen, quá trình hô hấp, hoạt động của enzym, tính nhạy cảm với bệnh.
Nhiệt độ cao có thể dẫn đến sự tích tụ của ACC (1-aminocy clopropane-1-caboxylic axit) tiền thân của sự tổng hợp etylen. Tuy nhiên nâng cao nhiệt độ hơn nhiệt độ đó hoặc tăng sự tiếp xúc nhiệt với quả thì nhiệt độ sẽ gây ra sự biến mất của ACC.
Xử lý nhiệt có thể làm thay đổi quá trình hô hấp, nó có thể giúp xúc tiến hay kìm hãm sau khi xử lý nhiệt. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian tiếp xúc, mức độ trưởng thành, giống cam... Phương pháp sử dụng nhiệt độ cao bao gồm các phương pháp: nhúng trong nước nóng, phun nước nóng, sử dụng hơi nóng, sử dụng không khí nóng.
Thực tế trong các phương pháp sử dụng nhiệt độ cao thì phương pháp chủ yếu được sử dụng là nhúng trong nước nóng hoặc sử dụng hơi nóng. Ban đầu nước nóng được sử dụng để kiểm soát nấm và sau đó được mở rộng để loại bỏ các côn trùng trong hoa quả tươi. Tương tự thì hơi nóng được phát triển để kiểm soát côn trùng và tiêu diệt nấm.
a. Phương pháp nhúng nước nóng, phun nước nóng
Nguyên lý của phương pháp xử lý nước nóng là ở một nhiệt độ nhất định nào đó có thể hạn chế mức độ phát triển của nấm
và vi khuẩn gây hại cho các mô thực vật. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về xử lý nước nóng quả sau thu hoạch khẳng định: Việc xử lý nước nóng sẽ tác động đến hoạt tính các enzym oxy hóa và tốc độ của các phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào sống của quả. Làm ức chế quá trình sinh tổng hợp etylen trong quả, giảm các quá trình hoạt động sống của quả cũng như vi sinh vật do đó kéo dài thời gian bảo quản. Việc xử lý nước nóng cũng làm thay đổi cấu trúc tế bào vỏ quả dẫn đến hạn chế cường độ hô hấp vì thế quả được bảo quản lâu hơn và hao hụt trọng lượng ít hơn.
Nhúng nước nóng là phương pháp đạt hiệu quả đối với các bệnh từ nấm bởi vì bào tử nấm và những bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn nằm trên bề mặt hay lớp tế bào đầu tiên dưới vỏ nên dễ bị loại bỏ. Sau thu hoạch, để kiểm soát bệnh thường áp dụng ở chế độ 1 - 2 phút ở nhiệt độ cao hơn hay bằng nhiệt để tiêu diệt tác nhân bệnh nằm sâu bên trong quả, vì chỉ có bề mặt của quả được làm nóng.
Hiệu quả diệt nấm sẽ tăng lên khi sử dụng các loại thuốc diệt nấm vào trong nước nóng, nó cho phép chỉ sử dụng một lượng ít hóa chất. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với thuốc diệt nấm Thiabendazole và Imazalil. Ngoài ra còn có các hợp chất được công nhận là an toàn khác. Phương pháp sử dụng dung dịch 45% ethanol sunfurdioxide hoặc natricacbonat được sử dụng để kiểm soát nấm mốc lục.
Một phương pháp xử lý nước nóng được áp dụng phổ biến hiện nay là máy phun nước nóng. Nó như là một kỹ thuật được thiết kế ở khu vực phân loại, quả được chuyển bằng con lăn bàn chải và được phun nước nóng. Điều chỉnh vận tốc bàn chải và số vòi phun nước tùy vào mức độ bệnh, loại bệnh, số quả, trạng thái quả và giống. Thường quả được tiếp xúc với nhiệt độ cao trong vòng 10 - 60 giây.
Nhúng nước nóng cũng đã được áp dụng để tiêu diệt côn trùng. Xử lý bằng phương pháp nhúng nước nóng truyền nhiệt tốt hơn so với không khí nóng.
b. Phương pháp sử dụng hơi nước
Sử dụng hơi là một phương pháp làm nóng trái cây với không khí bão hòa hơi nước ở nhiệt độ 40 - 50oC để tiêu diệt trứng và ấu trùng như một sự kiểm dịch trước khi đưa quả tươi ra thị trường tiêu thụ.
Cùng một lần etylen dibromide và ethyl bromide được đưa vào sử dụng như chất xông hơi.
c. Phương pháp sử dụng không khí nóng
Quả được đặt trong phòng và được luồng không khí nóng thổi qua. Dựa vào khả năng kiểm soát mầm bệnh bằng nhiệt để kìm hãm, ngăn ngừa và hạn chế các tác nhân bệnh, đồng thời một phần tiêu diệt một số tác nhân gây bệnh nhạy cảm với nhiệt. Để điều chỉnh hiệu quả tác dụng nhiệt, ta điều chỉnh nhiệt độ không khí, vận tốc dòng khí. Hiệu quả của phương pháp này không cao so với hai phương pháp trên, do khả năng truyền nhiệt của không khí thấp hơn so với hơi và nước.
4.6.1.2 Bức xạ ion hóa
Khả năng áp dụng bức xạ ion hóa để kéo dài thời gian bảo quản quả cam và kiểm soát bệnh sau thu hoạch, làm chậm quá trình chín, lý hóa, kiểm soát côn trùng. Hầu hết các thí nghiệm thực hiện với CO60 gamma.
- Tác dụng của bức xạ ion lên các mầm bệnh
Bức xạ ion hóa có thể trực tiếp gây hại cho vật liệu di truyền của tế bào sống dẫn đến đột biến và gây chết tế bào. Hạt nhân AD đóng vai trò trung tâm trong tế bào, đó là mục tiêu chủ yếu của chiếu xạ vi sinh vật và các tổn thương khác trong các thành phần khác của tế bào cũng góp phần gây tổn thương hoặc thậm chí gây chết tế bào.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phản ứng của bức xạ đối với tác nhân gây bệnh: Sự có mặt của khí oxy trong không
khí, hàm lượng nước trong tế bào, loài gây bệnh, mức độ sinh trưởng, số lượng, sức đề kháng di truyền của loài nấm có thể thay đổi trong khoảng rộng đối với sự chiếu xạ.
Tất cả các yếu tố của môi trường đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của nấm như nhiệt độ bảo quản, độ ẩm... chúng ảnh hưởng đến liều lượng sử dụng để kiểm soát bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy rằng liều bức xạ cần thiết để ngăn cản mầm bệnh trong quả cao hơn trong ống nghiệm. Nó cho thấy kết quả của các phản ứng hóa học có khả năng bảo vệ đối với các mô khi tiếp xúc với tác nhân bệnh.
Sử dụng bức chiếu xạ để kéo dài thời gian sống của quả sau thu hoạch bằng cách sử dụng với liều lượng phù hợp để ức chế sự phát triển của nấm kéo dài thời gian ủ bệnh.
Kiểm soát bệnh bởi liều chiếu xạ gây chết, cái mà dưới ngưỡng thiệt hại quả. Có thể có hai trường hợp, thứ nhất ức chế phân hủy gây ra gián tiếp bằng cách trì hoãn quá trình chín và già hóa của quả. Thứ hai, chiếu xạ kết hợp với các phương pháp điều trị khác như vật lý, hóa học.
- Ngăn chặn sâu bệnh thông qua sự làm trễ quá trình chín và già hóa của quả
Đối với một số loại trái cây với liều phản xạ tương đối thấp giảm tỷ lệ mắc bệnh nấm sau khi tiếp xúc, nó không có khả năng tiêu diệt trực tiếp hoặc làm chậm tác nhân bệnh nhưng nó góp phần kháng bệnh bằng cách duy trì sức đề kháng nhiễm trùng tự nhiên đặc trưng của mô non. Liều 50-850 Gy có khả năng ức chế quá trình chín của các loại trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới.
- Chiếu xạ kết hợp với các phương pháp khác
Phương pháp điều trị kết hợp giữa bức xạ với các phương pháp kiểm soát khác, vật lý, hóa học, sinh học, được phát triển
để giảm liều bức xạ cần thiết để kiểm soát bệnh dưới ngưỡng thiệt hại của quả.
Trong số các phương pháp kiểm soát kết hợp, sự kết hợp đặc biệt được chú ý nhiều là sự kết hợp nhiệt với bức xạ.
Nhúng nước nóng và bức xạ gamma được kết hợp để làm ngưng hoạt động của các bào tử nấm sau thu hoạch. Phương pháp cho phép sử dụng một mức độ thấp của mỗi phương pháp điều trị so với khi các phương pháp được áp dụng một cách riêng rẽ. Phương pháp này sẽ có hiệu quả cao hơn khi nhúng nước nóng rồi tiến hành chiếu xạ.
Bào tử tiếp xúc với nhiệt cao sẽ làm cho chúng nhạy cảm với bức xạ. Các hiệu ứng của hai phương pháp được kết hợp với nhau, nó có tác dụng rõ rệt trong việc kìm hãm sự phát triển của sâu bệnh không chỉ trong cam mà còn có xoài, đu đủ, mận...
Penicillium digitatum trên cam được điều trị kết hợp nước nóng ở 52oC trong 5 phút và sau đó sử dụng chiếu xạ gamma 0,5kGy. Nó kìm hãm sự xuất hiện của bệnh trong vòng 33 - 34 ngày.
Bằng cách kết hợp chiếu xạ với điều trị thuốc diệt nấm hoặc thuốc kháng nấm nó có thể giảm liều chiếu xạ và nồng độ các hợp chất hóa học. Hơn nữa từ các tác dụng ức chế của chiếu xạ và phương pháp điều trị hóa chất có thể kiểm soát nhiều loài nấm khác nhau, sự kết hợp của chúng có thể mở rộng phạm vi chống lại nhiều loại vi sinh vật.
4.6.1.3. Chiếu xạ tia cực tím
Chiếu xạ tia cực tím UV được biết là gây tổn hại AND của thực vật và ảnh hưởng đến quá trình sinh lý. Tuy nhiên những năm gần đây việc sử dụng liều thấp của tia UV-C bước sóng 190 - 280nm tạo khả năng kháng bệnh trong một phạm vi rộng ở nhiều loại trái cây và rau quả.
UV chiếu sáng là một phương pháp điều trị vật lý có thể tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng, chống mầm bệnh. Tác động của tia UV-C không chỉ là do hoạt động diệt khuẩn của nó, mô tiêm phòng sau khi điều trị tia UV tăng khả năng chống sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, hiệu ứng UV không phải lúc nào cũng tương quan với liều dùng UV.
Ngoài ra phương pháp điều trị UV cũng được tìm thấy để làm chậm quá trình chín của nhiều loại hàng hóa, do đó nó gián tiếp giảm khả năng nhiễm khuẩn.
4.6.1.4 Bảo quản bằng không khí điều chỉnh CA (controlled atmosphere)
Không khí điều khiển (CA) được tạo ra bằng cách thay đổi nồng độ khí trong không khí bảo quản; những thay đổi này bao gồm việc nâng nồng độ CO2, giảm lượng O2 hoặc là cả hai. CA là phương pháp bao gói mà thành phần không khí bên trong được điều chỉnh với một tỷ lệ ổn định trong suốt quá trình bảo quản.
Thành phần không khí trong môi trường bảo quản phải phù hợp cho từng loại trái cây. Thông thường điều chỉnh hai thành phần khí chính là CO2 và O2, ngoài ra còn điều chỉnh khí N2. CO2 có khả năng ức chế vi sinh vật hiếu khí (hàm lượng O2 còn lại 2 - 5%), nấm mốc khi nồng độ CO2 lớn hơn 20%. Hiệu quả ức chế vi sinh vật của CO2 tăng lên khi nhiệt độ giảm. CO2 có tác dụng ức chế chọn lọc: Hiệu quả đối với mốc nhưng CO2 không có tác dụng đối với nấm men. CO2 ức chế quá trình hô hấp của rau quả, do đó kéo dài thời gian bảo quản. CO2 thường được sử dụng ở nồng độ lớn hơn 40%, CO2 có thể sử dụng ở dạng khí hoặc dạng đá CO2. O2 trong hỗn hợp khí nhằm hạn chế sự phát triển của các chủng vi sinh vật hiếm khí.
Phương pháp này được áp dụng cho bảo quản cam tươi. Ví dụ như cam Florida Valencia bảo quản ở 15% O2 và 0 - 5% CO2
giữ được mùi vị tốt hơn là để trong 12 tuần ở 1,1oC, sau đó để một tuần ở 21,1oC tốt hơn để trong không khí hoặc có nồng độ O2 thấp. Nồng độ CO2 thấp bất lợi khả năng duy trì mùi vị, đặc biệt là khi kết hợp với 10 hay 5% O2.
Nhìn chung phương pháp này cho hiệu quả tốt, thời hạn bảo quản dài (tăng từ 50 - 400%) và trong thời gian bảo quản chất lượng quả hầu như không đổi nhưng nhược điểm là hệ thống phức tạp đòi hỏi đầu tư cao và vận hành nghiêm ngặt do mỗi loại quả cần có một công thức riêng về thành phần khí cần thay đổi. Do đó phương pháp này chưa được ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
Một trong những lợi ích của bảo quản CA là khả năng làm giảm tổn thương lạnh. Một vài nghiên cứu xác định rằng, xử lý trước bảo quản trên quả bưởi chùm với nồng độ CO2 cao có tác động đến sự ức chế phát triển của các đốm trong quá trình bảo quản lạnh. Tuy nhiên, lại không làm giảm tổn thương lạnh ở các quả có múi khác.