a. Đặc điểm hình thá
3.5. Rầy mề m Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus
Họ: Aphididae - Bộ: Homoptera
a. Đặc điểm hình thái
Rầy mềm có kích thước rất nhỏ, cơ thể hình quả lê, trên phần lưng của phía đuôi có mang một đôi ống bụng. Râu đầu hình sợi chỉ, dài, mỏng mảnh. Con đực luôn có cánh (2 cặp
cánh). Con cái có hai dạng: Dạng có cánh dài, phát triển và dạng hoàn toàn không cánh, tuy nhiên trong tự nhiên hầu như chỉ ghi nhận con trưởng thành cái không cánh, đẻ con. Con trưởng thành có cánh chỉ xuất hiện khi mật số quần thể của rầy mềm cao hoặc lá đã già hoặc bị nhiễm bệnh.
Rầy mềm trên cây có múi
Cả hai loài có màu nâu đen hoặc nâu đỏ, bóng. Kích thước con trưởng thành cái không cánh dài khoảng 1,7 - 2,1mm đối với con cái có cánh dài 1,7 - 1,8mm. Rầy mềm chủ yếu sinh sản đơn tính, đẻ con.
b. Phương thức gây hại
Chúng gây hại bằng cách chích hút chồi non, tập trung chủ yếu ở mặt dưới lá, làm chồi
biến dạng, lá cong queo còi cọc, ngoài ra chúng còn tiết mật ngọt làm mấm bồ hóng phát triển ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Chúng còn là tác nhân truyền bệnh “Tristeza” trên cam, quýt.
Triệu chứng cây có múi bị nhiễm nặng rầy mềm
Chu kỳ sinh trưởng kéo dài khoảng 7-9 ngày, mỗi con cái có khả năng đẻ trung bình 41 con.
c. Biện pháp phòng trừ
Rầy mềm chủ yếu hiện diện trên các vườn cây có múi còn non hoặc mới thiết lập. Trong điều kiện tự nhiên, thành phần thiên dịch của rầy mềm rất phong phú, có thể khống chế sự bộc phát sự phát triển của rầy mềm do đó phải thận trọng khi sử dụng thuốc hóa học. Nếu sử dụng thuốc hóa học không phù hợp sẽ tiêu diệt thiên địch.
Phun thuốc định kỳ các đợt lộc của cây để phòng trừ rầy mềm: Bassa 50 EC, Trebon 10 EC, Confidor 700 WG, Decis 2.5 EC, Oncol 20EC, DC Tron Plus, Pegasus 500 SC, Supracide 40EC, Polytrin P 440EC, Lancer 75 WP, Butyl 10 WP, Applaud 10WP.
3.6. Rệp sáp
Họ: Coccoidea. Bộ: Homoptera
Có nhiều loại rệp sáp gây hại trên cam quýt. Chúng được chia thành hai nhóm sau:
- Nhóm rệp sáp dính với các giống phổ biến như
Lepidosaphes, Aonidiella, Coccus và Saissetia.
- Nhóm rệp sáp bông với các giống và loài phổ biến như
Pseudococcus, Planococcus và Icerya purchase.
a. Đặc điểm hình thái
- Tất cả các loài đều có đặc điểm chung là có thể tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau (rệp sáp dính, rệp sáp phấn).
- Các loài rệp sáp đều có chu kỳ sinh trưởng ngắn trong vòng 1 tháng. Khả năng sinh sản cao. Có loại đẻ trứng, có loại
đẻ con. Nếu điều kiện môi trường thích hợp sẽ có khả năng bộc phát nhanh.
b. Phương thức gây hại
- Gây hại bằng cách chích hút lá, cành, quả, cuống quả. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô, và chết, quả cũng có thể bị biến màu, phát triển kém và bị rụng. Chúng gây hại chủ yếu vào mùa nắng.
- Nhìn chung hiện diện khá phổ biến nhưng mật số rệp sáp thường thấp nên chưa thấy gây hại đáng kể, do trong điều kiện tự nhiên rệp sáp có rất nhiều thiên địch (ong ký sinh nhóm: Encasia, Aphytis, Metaphycus và các loài bọ rùa).
Rệp sáp gây hại chồi non của cây có múi
c. Biện pháp phòng trừ
Xử lý trước khi trồng bằng một trong các loại thuốc như: Nokanph 10G, Mocap 10G, Sago- super 3G.
Trong mùa khô cần tưới đủ ẩm cho cây và phòng trừ các loại kiến xung quanh gốc cây, không cho kiến tha rệp sáp xuống gốc. Đồng thời phun trừ rệp sáp ở những bộ phận phía trên mặt đất của cây.
Do cơ thể của rệp được phủ một lớp sáp nên phải sử dụng những loại thuốc có tính xông hơi mạnh như Nokaph 10G, Mocap 10G, Sago- super 3G, Pyrinex 20EC... để rải vào đất xung quanh bộ rễ. Cũng có thể xới nhẹ đất rồi sử dụng một số loại thuốc nhũ dầu như: Supracide 40EC, Suprathion 40EC, Vitashield 40EC, Mapy 48EC... pha loãng rồi tưới ướt đẫm dần vào gốc cây bị rệp hại.
Với những cây bị chết do rệp sáp gây hại, trước khi trồng lại cây khác cần rải hoặc tưới thuốc trừ rệp (như đã nói ở phần trên) vào gốc để diệt rệp. Sau đó phải thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và diệt trừ rệp.
Nếu đất trong vườn khô có thể dùng xà beng thuôn chọc một số lỗ (khoảng 20cm chọc một lỗ) trong diện tích của tán cây, với độ sâu khoảng 20-40cm. Sau đó pha thuốc Pyrimex 20EC, Sago super 20EC theo nồng độ khuyến cáo rồi tưới đầy các lỗ vừa chọc và lấp kín đất lại
Nếu đất vườn ẩm ướt có thể dùng cào sắt 3 răng, cào xới lớp đất mặt dưới tán cây, sâu khoảng 5-7cm rồi rải thuốc Sago super 3G vào gốc. Cào nhẹ trộn thuốc xuống dưới, thuốc sẽ bốc hơi xông hơi diệt rệp. Sau khi diệt rệp nên tăng cường bón thêm phân vào gốc hoặc phun phân qua lá để phục hồi sức khỏe cho cây.
Sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ: Supracide 40 EC, dầu Caltex D.C-Tron- Plus, Selecron 500 EC.