Bệnh tuyến trùng hại cam chan h Tylenchulus semipenetrans

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi (Trang 38 - 41)

semipenetrans

Tuyến trùng Tylenchus semipenetrans là loài bán nội ký sinh, phổ biến rộng trên thế giới như ở Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Israel, châu Phi và châu Mỹ La Tinh, các nước nhiệt đới, nóng ẩm. Chúng phá hại phổ biến trên cam, chanh ở Mỹ, làm giảm năng suất tới 50%, có vùng có thể gây hại tới 60% như ở California, Florida; gây hại 90% diện tích trồng cam ở Texas, Arizona, Mỹ. Ngoài ra tuyến còn gây hại trên nho, mận và một số cây trồng khác. Ở nước ta, tuyến trùng này đã được xác nhận có mặt và gây hại cam, chanh.

Triệu chứng

Bệnh tuyến trùng hại cam chanh có mặt và phổ biến ở hầu hết các vùng trồng cam chanh và gây ra triệu trứng còi cọc.

Cây bị bệnh còi cọc, phát triển kém, lá chuyển sang màu vàng và rũ xuống, cành có thể bị chết. Sản lượng quả giảm dần.

Tuyến trùng bán nội ký sinh ở rễ của cây có múi và tạo ra các tế bào u sưng phồng xung quanh vùng chúng ký sinh, làm rễ bị biến dạng.

Nguyên nhân

Do tuyến trùng Tylenchulus semipenetrans gây ra và là tuyến trùng bán ký sinh trong.

Tuyến trùng dài khoảng 0,4mm và chu vi khoảng 18 - 80 µm, chu vi có thể lớn hơn tìm thấy ở tuyến trùng cái trưởng thành.

Nửa thân trước của tuyến trùng cái ký sinh trong tế bào rễ cây, còn nửa thân sau ở ngoài để đẻ trứng.

Tuyến trùng Tylenchulus semipenetrans đang bán nội ký sinh rễ cây có múi và một nửa thân nằm ở ngoài rễ

Vòng đời của tuyến trùng hoàn thành trong vòng 6 - 14 tuần ở nhiệt độ 24o

C.

Tuyến trùng đực non và trưởng thành không gây hại và cũng không đóng vai trò trong quá trình sinh sản của tuyến trùng cái.

Chỉ có tuyến trùng non tuổi 2 mới gây hại rễ để lấy thức ăn, nếu không lấy được thức ăn tuyến trùng cái không thể phát triển. Tuy nhiên tuyến trùng cái tuổi 2 có thể tồn tài một vài năm mà không có thức ăn.

Ở trong đất tuyến trùng sống ở độ sâu 4 m. Tuyến trùng có mật độ cao ở rễ cam chanh sau khi xâm nhập gây hại khoảng 3 - 5 năm và lúc này cũng gây triệu chứng còi cọc và lúc này thì mật độ tuyến trùng trong rễ cây cũng bắt đầu giảm.

Phòng trừ

Phòng bệnh là chủ yếu. Chủ yếu hạn chế tuyến trùng xâm nhập ở giai đoạn vườn ươm vì vậy chú ý tuyển chọn và xử lý cây con trước khi trồng.

Phòng trừ bằng xử lý đất cũng có tác dụng hạn chế bệnh nhưng hiệu quả không cao.

Sử dụng thuốc trừ tuyến trùng Nemagon 80% EK tưới vào gốc, hoặc Methyl bromide 60g/m2.

Chương III

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)