a. Đặc điểm hình thá
3.4. Rầy chổng cán h Diaphorina citr
Đây là một đối tượng gây hại nguy hiểm vì chúng môi giới truyền bệnh vàng lá xanh gân (Greening) trên cây cam quýt.
Họ Psyllidae, bộ Homoptera (Cánh đều).
a. Đặc điểm hình thái
Trứng có hình bầu dục, màu vàng tươi, dài khoảng 0,3mm có đầu nhọn và được đẻ đính thẳng vào mặt lá non thành từng chùm từ 3 - 5 cái, hoặc đôi khi đẻ rải rác trên chồi. Đặc biệt trên các lá chưa mở hoặc gân lá hay cuống lá non.
Ấu trùng có 5 tuổi, hình bầu dục dẹp, mới nở có màu vàng tươi nhưng qua tuổi 2 và tuổi 3 thì có màu hơi xanh, tuổi 4 và tuổi 5 có màu nâu vàng. Rầy chổng cánh di chuyển chậm chạp, sống thành từng đám trên đọt non. Chiều dài cơ thể lớn nhất khoảng 2mm.
Trứng, ấu trùng và trưởng thành của rầy chổng cánh
Trưởng thành có kích thước nhỏ, dài từ 2,5 - 3,0mm, cơ thể có màu nâu xám, đầu nhọn, trên cánh có nhũng đường vân trắng sáng, chân có màu xám nâu. Mắt có màu đỏ. Bụng con cái sắp
đẻ có màu hồng, ống đẻ trứng nhọn, màu đen. Con đực có bụng thon nhọn và có màu xanh nhạt. Khi đậu cơ thể rầy chổng cánh tạo thành 1 góc nhọn khoảng 300 so với bề mặt nơi đậu nên được gọi là rầy chổng cánh.
b. Phương thức gây hại
Rầy chổng cánh hiện diện quanh năm và có mặt trên nhiều vùng trồng cây có múi từ Nam chí Bắc của nước ta. Trong điều kiện tự nhiên, sau khi vũ hóa từ 4 - 5 ngày các con trưởng thành bắt cặp. Ngay sau khi bắt cặp con cái đẻ trứng. Trứng thường được đẻ vào ban ngày thành từng khối hay từng nhóm 2 - 3 hàng trong các nách lá hoặc trên các đọt non, đặc biệt là trong các lá non còn xếp lại. Con trưởng thành thường chích hút mặt dưới của lá, dọc theo gân chính. Khi bị động chúng có thể nhảy rất nhanh. Ấu trùng rất ít di động, thường sống tập trung thành từng nhóm trên chồi non và chỉ di chuyển khi bị khuấy động.
Với mật độ rầy cao làm cho chồi bị khô, rụng lá gây hiện tượng khô cành do quá trình chích hút của ấu trùng và rầy trưởng thành gây ra.
Thông thường sự chích hút của rầy ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi non.
Nguy hiểm nhất của rầy chổng cánh là môi giới truyền vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây bệnh vàng lá Greening cho cây có múi. Bằng cách chích hút trên những cây nhiễm bệnh sau đó truyền qua cây sạch bệnh thông qua kim chích hút và qua nước bọt của rầy chổng cánh.
c. Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác
Tuyển chọn và trồng cây sạch bệnh.
Trồng cây chắn gió để ngăn cản sự di chuyển của rầy chổng cánh.
Tỉa cành và bón phân hợp lý để các đợt ra lộc non tập trung hạn chế sự tập trung của rầy và phòng trừ thuận lợi.
Không trồng các cây thu hút rầy trong vườn như cần thăng, kim quýt và nguyệt quế.
Trồng xen ổi trong vườn cam quýt có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh.
Sinh học
Nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina.
Dùng bẫy màu vàng để theo dõi rầy chổng cánh. Mỗi vườn nên đặt ít nhất 5 bẫy để theo dõi (4 bẫy ở 4 gốc vườn và một bẫy ở chính giữa vườn). Khi phát hiện thành trùng thì có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để phòng trị.
Dầu khoáng
Phun thuốc khi thấy chồi non khoảng 0,5 - 1cm và 2% số cây trên vườn ra chồi non, mỗi đợt chồi ta nên phun ít nhất 2 lần. Sử dụng Enspray 99,9 EC, pha 30 - 40 cc/8 lít nước.
Thuốc hóa học
Sử dụng thuốc hóa học phun vào các đợt lá non để trừ rầy như: Confidor, Admire 50EC, Bassa 50EC, SK Enpray 99EC, dầu caltex D.C -Tron-Plus, Supracide 40 ND, Actara 25 WG, Trebon 10 ND.