Kiểm soát bằng phương pháp sinh học

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi (Trang 91 - 94)

BỆNH HẠI SAU THU HOẠCH CÂY CÓ MÚ

4.6.2. Kiểm soát bằng phương pháp sinh học

4.6.2.1. Vi sinh vật đối kháng

Kiểm soát sinh học đề cập đến việc sử dụng các vi sinh vật tự nhiên được tìm thấy chất đối kháng với các tác nhân bệnh sau thu hoạch.

Các tính năng cần thiết cho vi sinh vật kiểm soát bệnh sinh học có hiệu quả bao gồm: Khả năng tồn tại trong vết thương, tốc độ tăng trưởng trong vết thương và bề mặt, hiệu quả sử dụng các chất dinh dưỡng có trong vết thương, khả năng phát triển tại vị trí nhiễm trùng tốt hơn so với tác nhân bệnh và trong một phạm vi rộng hơn về điều kiện nhiệt độ, PH, áp suất thẩm thấu.

Việc sử dụng phương pháp sử dụng vi sinh vật đối kháng quyết định đến sự thành công. Một chú ý đối với chất đối kháng

nó phải đảm bảo không gây hại đến đối tượng bảo vệ và các loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả của việc ứng dụng chất đối kháng cũng chịu ảnh hưởng bởi hàm lượng ẩm trong vết thương. Ví dụ như Pseudomonas syringae có thể kiểm soát tác nhân gây thối vỏ cam sau thu hoạch. Tuy nhiên, một số chủng

P.syringae pv.syringae là tác nhân gây bệnh trên cây có múi và các loại cây trồng khác, nên các chủng này không được sử dụng để kiểm soát sinh học. Nấm đối kháng Debaryomyces hansenii

có hiệu quả chống lại tác nhân gây vết thương trong trái cây họ Cam quýt nếu áp dụng sau 3 giờ khi trái cây đã được cấy tác nhân bệnh, nhưng không đạt hiệu quả sau 7 giờ.

4.6.2.2. Sử dụng màng bán thấm

Trong những năm gần đây, các cơ quan nghiên cứu khoa học nông nghiệp nước ta liên tục cho ra đời nhiều chế phẩm bảo quản rau tươi mang lại nhiều hiệu quả cao: Giảm được tỷ lệ hư hao, thời gian bảo quản tăng giúp kéo dài thời gian thu hoạch chế biến và tiêu thụ. Hầu hết các chế phẩm này đều có nguồn gốc sinh học, đơn giản, dễ sử dụng, điều quan trọng là sản phẩm được bảo quản bằng các chế phẩm này hoàn toàn không độc hại, an toàn cho người sử dụng.

- Bảo quản bằng phương pháp bọc màng bán thấm BQE-1

BQE-1 dạng thể sữa bán lỏng, màu nâu vàng nhạt, thành phần chính là keo PE kích thước nhỏ (trung bình 50µm), chất chỉ thị sữa Aninoic, tan một phần trong nước, độ nhớt nhỏ hơn 200 cp (ở 23oC), pH 8,5 - 9,5. Hợp chất không bay hơi 24,5 - 25,5%, khối lượng riêng 0,97 - 0,99, nhiệt độ nóng chảy 65oC không ổn định ở trạng thái lạnh sâu, thời gian bảo quản 12 tháng. BQE-1 sử dụng để tạo màng bán thấm trực tiếp cho các loại cam, quýt, bưởi. Nó đáp ứng được yêu cầu của FDA (Mỹ) theo nguyên lý tạo màng mỏng trên bề mặt quả nhằm: cho thấm khí O2 từ không khí ở một giới hạn nào đó vào bề mặt quả để

hạn chế cường độ hô hấp của quả, hạn chế sự bay hơi nước nhằm giữ độ tươi, giảm hao hụt khối lượng, ngăn cản sự tiếp xúc với vi sinh vật. Ngoài ra nó còn làm tăng giá trị cảm quan đối với quả, tạo bề mặt quả trông tươi, bóng đẹp, hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Chất bảo quản này không độc hại, dễ sử dụng và chi phí rẻ.

Trên thế giới việc nghiên cứu và ứng dụng phương pháp bảo quản này đã được thực hiện trên nhiều loại quả. Nhiều tác giả đã nghiên cứu bảo quản nho bằng phương pháp này đã giúp giảm sự mất trọng lượng của quả xuống chỉ còn 5%, trong khi bảo quản lạnh trọng lượng mất tới 12 - 14%.

- Sử dụng chitosan tạo màng bao bảo quản quả

Chitosan là một dẫn xuất của chitin. Trong tự nhiên, chất chitosan rất hiếm và chỉ có ở màng tế bào nấm mốc thuộc họ Zygemyceces và ở vài loài côn trùng như thành bụng của các mối chúa, ở một vài loại tảo. Ngoài ra nó có nhiều trong vỏ động vật giáp xác tôm, cua, ghẹ và mai mực. Vì vậy vỏ tôm cua ghẹ là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất chitin-chitosan và dẫn xuất của chúng. Cấu tạo hóa học của chitosan tương tự với xenlulo, chỉ khác một nhóm chức ở vị trí C2 của mỗi đơn vị D-glucose (thay nhóm hydroxyl ở xenlulo bằng nhóm amino ở chitosan), nhưng tính chất của chúng lại khác nhau.

Sử dụng chitosan tạo màng bao để bảo quản quả sẽ hạn chế quá trình hô hấp của quả, ngăn cản sự tiếp xúc của quả với môi trường bên ngoài, quá trình chín sinh học được kéo dài hơn, giảm được phần trăm thối hỏng do khả năng kháng khuẩn của chitosan.

Khi tạo thành màng mỏng bao bọc lên quả chúng có tính bán thấm và chống nấm do đó kéo dài thời hạn bảo quản quả tươi.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)