Bệnh tuyến trùng nốt sưng/bệnh rễ củ Meloidogyne spp.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi (Trang 35 - 38)

Berkeley phát hiện tuyến trùng nốt sưng đầu tiên ở Anh 1855 trên cây dưa chuột. Tuyến trùng gây hại trên 2.000 cây trồng. Thiệt hại năng suất khoảng 5% tuy nhiên thực tế thiệt hại năng suất lớn hơn nhiều. Tuyến trùng nốt sưng ký sinh đa thực và có tính chuyên hóa rộng.

Triệu chứng

Tuyến trùng nốt sưng gây hại cây trồng bằng cách làm suy yếu các rễ tơ và gây ra triệu chứng nốt sưng ở rễ. Làm ảnh hưởng đáng kể chất lượng quả.

Triệu chứng trên mặt đất thường là cây sinh trưởng yếu, lá chuyển sang màu xanh nhạt hoặc vàng. Số lượng hoa và quả ít và chất lượng giảm.

Triệu chứng ở dưới mặt đất ở cây bị bệnh, rễ bị u sưng kích thước gấp vài lần so với rễ bình thường.

Nguyên nhân

Do tuyến trùng Meloidogyne spp. gây hại.Tuyến trùng đực dài 1,2 - 1,5mm, chu vi chiều rộng 30 - 36 nm. Tuyến trùng cái dài 0,4 - 1,3mm, chu vi chiều rộng 0,27 - 0,75 nm. Tuyến trùng cái đẻ khoảng 500 trứng

Tuyến trùng tuổi 1 và 2 nằm và phát triển trong trứng. Tuyến trùng tuổi 2 chui ra khỏi trứng và ở tuổi này tuyến trùng xâm nhập và gây hại rễ cây.

Tuyến trùng chích hút tế bào cây trồng và bơm nước bọt. Nước bọt kích thích tế bào rễ cây trồng to ra tạo ra các nốt sưng. Sang tuổi 3 tuyến trùng lột xác có hình thái giống giun đất và dễ dàng nhận biết được con đực và con cái.

Triệu chứng bệnh tuyến trùng nốt sưng hại rễ cây có múi

Trên lá, vết bệnh là những đốm tròn hoặc hơi tròn, hơi nổi lên cao hơn bề mặt của phiến lá một chút. Do có lớp rong phát triển nên nhìn giống như một lớp nhung mịn, màu nâu đỏ gạch cua. Vết bệnh chỉ xuất hiện ở mặt trên của lá, còn mặt dưới, nơi có vết bệnh ban đầu vẫn bình thường, về sau chuyển dần sang màu nâu đen do rong tấn công vào tế bào biểu bì làm hủy hoại mô lá. Nếu bị hại nặng, lá trở nên thô cứng và rụng sớm, cây còi cọc, phát triển kém.

Trứng TT với TT tuổi 2 sắp nở

TT tuổi 2 xâm nhập vào rễ cây

TT cái trong rễ cây gây sưng rễ TT cáiđẻ trứng ở ngoài rễ

Trứng TT với TT tuổi 2 sắp nở

TT tuổi 2 xâm nhập vào rễ cây

TT cái trong rễ cây gây sưng rễ TT cáiđẻ trứng ở ngoài rễ

Một số hình thái của tuyến trùng Meloidogyne spp.

(Trích Plant Pathology, George N. Agrios, tái bản lần thứ 5)

Tuyến trùng đực có hình thái dài ra còn tuyến trùng cái có hình dạng quả lê. Tuyến trùng đẻ trứng có giao phối với con đực hoặc không. Trứng đẻ ra trong hoặc ngoài tế bào cây trồng được bao bọc 1 lớp bảo vệ gelatine. Trứng nở, tuyến trùng tuổi 2 di chuyển và xâm nhiễm tế bào mới hoặc cây trồng mới.

Tuyến trùng tuổi 2 xâm nhập vào chóp rễ và tiếp tục di chuyển sau đó định cư khi đầu của chúng đặt được ở mạch dẫn của rễ cây. Ở rễ già, tuyến trùng định cư ở trụ bì.

Sau 2 - 3 ngày, tế bào bên cạnh tuyến trùng chích hút lớn lên (phình to ra) và kéo dài 2-3 tuần. Tế bào phình to ra lấn át các tế bào khác, 1 nốt sưng chứa 3 - 6 tế bào phình to.

Trứng tuyến trùng với tuyến trùng tuổi 2 sắp nở

Tuyến trùng cái trong rễ cây gây sưng rễ Tuyến trùng cái đẻ trứng ở ngoài rễ Tuyến trùng tuổi 2 xâm nhập vào rễ cây

Nốt sưng là kết quả phát triển quá mức của các tế bào và sự lớn lên của tuyến trùng. Tuyến trùng cái lớn lên và đẻ túi trứng đẩy ra ngoài và tùy thuộc vị trí của tuyến trùng mẹ.

Tuyến trùng hoàn thành vòng đời trong 25 ngày ở nhiệt độ 27oC. Tuyến trùng sống ở vùng rễ sâu 5-25cm.

Lan truyền bằng nước, đất, dụng cụ, cây giống.

Phòng trừ

Trồng cây giống khỏe và sạch bệnh.

Có thể trồng xem cây hoa cúc vạn thọ trong vườn cây có múi có tác dụng hạn chế mật số tuyến trùng.

Phòng trừ sinh học sử dụng các chế phẩm sinh học Trichoderma và các loại phân hữu cơ vi sinh, đặc biệt một số vi sinh vật có khả năng tiết enzym ngoại bào chitinase nên có khả năng phân hủy vỏ tế bào của tuyến trùng và làm giảm mật số tuyến trùng

Sử dụng thuốc trừ tuyến trùng như cazinon 10H, Furadan 3G.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)