0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Bệnh nấm mốc xanh và mốc lục Penicillium digitatum

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY CÓ MÚI (Trang 74 -78 )

BỆNH HẠI SAU THU HOẠCH CÂY CÓ MÚ

4.2. Bệnh nấm mốc xanh và mốc lục Penicillium digitatum

Penicillium italicum Triệu chứng

Bệnh mốc xanh và mốc lục có đặc điểm chung là chỉ phá hại ở quả. Vết bệnh thường xuất hiện từ núm hoặc trên các vết thương xây xát. Lúc đầu là một điểm tròn nhỏ, mọng nước màu vàng nâu, sau đó to dần, hơi lõm xuống, mô bệnh thối ủng.

Penicillium digitatum hoạt động sản xuất ra etylen đẩy nhanh quá trình chín của trái cây. Việc sản xuất etylen, được xem là hormone chín, tăng hô hấp trái cây. Nó làm tăng sự biến đổi màu vỏ quả và tăng quá trình già hóa, bề mặt mô bệnh tương đối rắn, không nhăn nheo. Nó làm cho trái cây tàn lụi và khô đi, giảm tuổi thọ quả trong quá trình lưu trữ. Penicillium italicum gây thối nhầy nhụa trên trái cây, bề mặt mô bệnh nhăn nheo, ấn tay nhẹ dễ vỡ.

Hình 1. Hình ảnh đại thể và vi thể của chủng

nấm P4. (a) Mẫu cam có vết bệnh điển hình; (b) Khuẩn lạc P4 trên môi trường PDA sau 7 ngày nuôi cấy; (c) Bào tử; (d) Cành bào tử

a d ( d ) c b

Hình ảnh đại thể và vi thể của chủng nấm mốc xanh hại cam (a) Mẫu cam có vết bệnh điển hình; (b) Khuẩn lạc P4 trên môi trường PDA

Triệu chứng ban đầu là những vết mềm, dạng vết nước loang trên bề mặt trái, màu vỏ quả biến đổi nhẹ. Kích thước đường kính thường 2 - 6mm, ở các vết thương lớn có thể đường kính lên đến 2 - 4cm. Trong vòng 24 - 36 giờ, nhiệt độ 24o

C quả sẽ bị thối sớm hơn do nấm xâm nhập vào các túi nước. Vết bệnh phát triển nhanh và được bao phủ bởi lớp nấm trắng. Nấm trắng xuất hiện, phát triển trên bề mặt quả và lớn lên dần, đường kính khoảng 2,5cm. Sau đó ở giữa vết bệnh lớp mốc bột màu xanh lục hoặc xanh da trời xuất hiện dần dần mở rộng ra. Trái thối thì vết bệnh được phủ bởi lớp bào tử xanh và được bao quanh bởi tơ nấm trắng, vùng biên ngoài của vết thương bị mềm. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao. Nếu độ ẩm cao, quả sẽ bị mềm nhũn ra và phân hủy hàng loạt. Sau ít ngày quả hoàn toàn bị thối hỏng. Khi trên quả bị cả hai loại bệnh, quả thối rất nhanh và tạo thành hai loại nấm màu xanh lam và màu lục xen kẽ, trong mô quả có vết màu hồng hoặc màu hồng tía.

So với bệnh nấm mốc lục thì nấm mốc xanh tổn thương thường nhỏ hơn. Xung quanh vết thương được bao quanh bởi một vùng nước. Bào tử sinh ra bao bọc quanh quả và có thể chuyển sang màu nâu nhạt.

Quả cam bị bệnh mốc xanh

(Penicillium italicum)

Quả cam bị bệnh mốc lục (Penicillium digitatum)

Nguyên nhân

Bệnh gây ra bởi nấm mốc Penicillium digitatum (nấm mốc lục), Penicillium italicum (nấm mốc xanh). Hai loại nấm mốc này hoạt động tương tự nhau trong nhiều khía cạnh, chúng thường hoại sinh trên các chất hữu cơ và hình thành vô số bào tử. Nấm mốc lục thường không lây lan từ trái cây mắc bệnh sang trái cây tốt, nhưng nấm mốc xanh lây lan trong quá trình bao gói, bảo quản. Quả nhiễm bệnh được bắt đầu bằng những bào tử nhờ không khí, gió, mưa truyền lan và xâm nhập vào quả. Bệnh được đặc trưng bắt đầu thông qua các vết thương hay tổn thương cơ học trong quá trình thu hoạch, xử lý, bao gói. Quá trình lây nhiễm xảy ra chỉ thông qua các vết thương, nơi mà các chất dinh dưỡng có sẵn để kích thích nảy mầm các bào tử. Cuối mùa quả dễ bị hư hại vỏ và nhạy cảm hơn, quả càng chín càng dễ bị nhiễm bệnh.

Penicillium digitatum, Penicillium italicum là tác nhân gây bệnh ở cây trồng. Bệnh này thuộc nhóm bệnh nguy hiểm nhất của cam sau thu hoạch.

Hình thái tản nấm Penicillium italicum (bên trái); Penicillium digitatum (bên phải)

Cả 2 loại nấm sinh bào tử. Các bào tử dễ phát tán, lan rộng bởi không khí hoặc do quá trình vận chuyển của quả. Cả hai bệnh đều phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao. Phạm vi nhiệt độ từ 6 - 33oC, thích hợp nhất ở điều kiện nhiệt độ 25 - 27oC. Bệnh phát sinh phá hại nặng trong trường hợp quả bị dập hoặc có nhiều vết xây xát, thu hoạch quả vào thời gian mưa hoặc sương. Quả càng chín càng dễ nhiễm bệnh.

Nấm mốc màu xanh lục phát triển nhanh nhất ở nhiệt độ gần 24°C, bệnh gần như hoàn toàn bị ức chế ở 1oC. Nhưng ở nhiệt độ dưới 10oC nấm mốc xanh lại chiếm ưu thế trong quá trình bảo quản lạnh so với nấm mốc xanh lục.

Phòng trừ

Biện pháp chủ yếu để phòng trừ hai loại bệnh này là chọn thời gian thích hợp để thu hái (ngày khô ráo, không mưa) và bảo quản nuốm quả. Cách ly quả bị bệnh, hạn chế gây vết thương xây sát trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và bảo quản.

Kho cất trữ cần phải khử trùng, làm vệ sinh sạch sẽ, thoáng khí và có nhiệt độ thấp. Thu hái kịp thời không để quả quá chín.

Sử dụng chitosan hoặc oligo chitosan và xử lý quả sau thu hoạch có tác dụng hạn chế bệnh và kéo dài thời gian bảo quản.

Để phòng trừ bệnh, có thể xử lý bằng dung dịch Borac (Na2B4O7.10H2O) 5% trong 5 phút ở 43o

C, hoặc ngâm quả vào nước muối 0,4% trong thời gian 2 phút. Ngoài ra, còn dùng một số loại thuốc khác như Benlate 2 - 4 Thiazolin benzimidazole.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY CÓ MÚI (Trang 74 -78 )

×