Sâu vẽ bù a Phyllocnistis citrella

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi (Trang 58 - 60)

a. Đặc điểm hình thá

3.10. Sâu vẽ bù a Phyllocnistis citrella

Thuộc họ Ngài sâu đục lá (Gracillariidae), bộ Cánh vảy (Lepidoptera).

a. Đặc điểm hình thái

Sâu trưởng thành: Có kích thước nhỏ bé, thân mảnh khảnh dài 2mm. Chân màu vàng nhạt pha màu trắng bạc. Cánh trước hình lá liễu, phần gốc cánh trước tối màu hơn phần ngọn cánh, ngọn cánh có điểm màu đen lớn. Lông viền mép cánh dài, màu tro. Cánh sau hẹp hình kim, màu xám đen, lông mép cánh rất dài.

Trứng: Có hình gần tròn, dẹt, phẳng, giống giọt nước nhỏ. Mới đẻ màu trong suốt, sắp nở màu trắng đục.

Sâu non: Dạng giòi, không có chân, màu xanh vàng hoặc xanh nhạt, mới nở có màu xanh nhạt trong suốt, sâu non đẫy sức có màu vàng dài khoảng 4mm, lớn lên có màu vàng xanh, dẹp, gần hóa nhộng có màu vàng.

Nhộng: Hình thoi, màu vàng nhạt hoặc nâu đậm, dài khoảng 2,5mm.

Sâu non và trưởng thành sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton)

a. Phương thức gây hại

Ban ngày bướm ẩn nấp ở mặt dưới lá, hoạt động mạnh lúc chập tối, rất ít vào đèn. Đẻ trứng rải rác từng quả ở mặt trên hoặc mặt dưới lá non, sát gân chính.

Sâu non gây hại bằng cách đào các đường hầm ngoằn ngoèo phía dưới biểu

bì lá, ăn lớp tế bào nhu mô diệp lục, để lại lớp biểu bì trắng bạc. Sâu gây hại rất sớm ngay từ khi lá non mới xòe ra, nhiều trường hợp hầu hết các lá non bị sâu hại. Lá bị uốn cong và biến dạng, giảm quang hợp, có thể khô và rụng, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây.

Vết đục của sâu vẽ bùa còn là đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh loét rất phổ biến trên lá cây có múi.

Sâu vẽ bùa gây hại quanh năm, mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 10. Sâu gây hại nhiều ở giai đoạn cây chồi, lá non.

Nếu bị sâu vẽ bùa cây quang hợp kém gây ảnh hưởng đến sức sinh trưởng đồng thời tạo ra những vết thương cơ giới, là cơ hội để bệnh loét xâm nhập.

b. Biện pháp phòng trừ

Tỉa cành, bón phân hợp lý cho cây ra chồi tập trung để hạn chế sự phá hại liên tục của sâu, thuận lợi cho việc phun thuốc phòng trừ.

Nuôi và phát triển kiến vàng trong vườn cây có múi.

Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh thuộc họ Encyrtidae và Enlophidae ký sinh trên nhộng.

Triệu chứng sâu vẽ bùa hại lá cây có múi

Theo dõi các đợt chồi xuất hiện rộ trên vườn, nhất là các đợt chồi xuân, đợt chồi sau khi mưa, sau khi bón phân và sau khi tưới nước.

Tiến hành phòng trừ sớm khi độ dài của chồi đạt 1-2cm hoặc thấy đặc điểm nhận biết gây hại của sâu vẽ bùa. Phun ướt đều cây bằng một trong các loại thuốc sau:

Dầu khoáng Citrole 96.3EC; Dầu caltex D.C-Tron-Plus; Elsan 50EC, Nurelle D 25/2.5EC, Oncol 25WP; Mospilan 3EC; Mospilan 20SP; Fastac 5EC; Cyper 25EC; Sumi Alpha 5EC; Selecron 500 EC.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây có múi (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)