5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Kinh nghiê ̣m phát triển DNCNNVV ở 1 số đi ̣a phương
1.2.1.1. Kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh
Một là, về giải quyết vấn đề vốn: Xác định nguồn vốn phát triển DNNVV trên địa bàn là nguồn vốn của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, huy
động nguồn vốn của các tầng lớp dân cư. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư bằng cách đa dạng hoá các hình thức tạo vốn, huy động vốn và khuyến khích lưu thông các nguồn vốn. Đồng thời coi trọng việc nuôi dưỡng, phát triển và mở rộng các nguồn thu ngân sách trên địa bàn. Đặc biệt chú trọng tới nguồn thu từ sử dụng đất tại địa bàn, đây là nguồn thu không nhỏ cho đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng phục vụ công nghiệp. Tận dụng tối đa các cơ hội tiếp nhận nguồn vốn ODA từ Trung ương và tỉnh.
Coi trọng việc huy động các nguồn vốn bên trong để mở rộng và phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư bên ngoài cho các ngành công nghiệp mũi nhọn, yêu cầu vốn đầu tư lớn và thiết bị công nghệ hiện đại để tạo sức bật trong phát triển công nghiệp bằng các sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
Tăng cường việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhà nước để tạo tiền đề ban đầu trong việc thu hút vốn đầu tư bên ngoài, vốn ngân sách nhà nước sẽ tập trung cho đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Vốn vay từ các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính.
Nguồn vốn tín dụng về lâu dài có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sản xuất và mở rộng đầu tư của các DNNVV. Để các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn này, về mặt quản lý vĩ mô, nhà nước cần tạo hành lang pháp lý rõ ràng và cải cách các thủ tục hành chính trong cấp phép để DN có được bộ hồ sơ hoàn chỉnh (đặc biệt là các thủ tục địa chính), đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để các DN có thể thuận lợi trong việc huy động vốn tín dụng.
Bên cạnh đó, để giảm bớt rủi ro tín dụng của ngân hàng khi cho các DNNVV vay thực hiện dự án đầu tư, UBND huyện đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh sớm thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Nguồn vốn ban đầu của Quỹ từ vốn ngân sách tỉnh và đóng góp của các ngân hàng thương mại. Trong tương lai có thể huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế trong các chương trình phát triển kinh tế tư nhân. UBND huyện phối hợp với Quỹ và Ngân hàng giám sát việc sử dụng và hoàn trả vốn vay của DN.
Hai là, về vấn đề đất đai:
- Bảo đảm đủ quỹ đất theo quy hoạch cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các công trình...
- Dành quỹ đất thoả đáng, đúng vị trí cần thiết cho các DNNVV và xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu du lịch, dịch vụ... nhằm sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Gắn việc phát triển các DNNVV với phát triển công nghiệp của huyện trên cơ sở gắn kết sự hình thành và phát triển các khu đô thị mới, các vùng kinh tế tập trung tạo thành sự liên kết hài hoà giữa công nghiệp với nông nghiệp giữa thành thị với nông thôn giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ...
Ba là, về vấn đề thị trường
- Trước hết khai thác triệt để thị trường sản phẩm công nghiệp trong nước, phát huy lợi thế so sánh của huyện để mở rộng thị trường. Hình thành một đầu mối cung cấp cho DNNVV và công nghiệp - TTCN các thông tin thị trường, hỗ trợ các DNNVV tham gia các hội chợ, quảng bá, tiếp xúc với thị trường trong nước và thế giới. Tiến tới thành lập các bộ phận có chức năng liên kết các DNNVV cùng đóng góp kinh phí để đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp với xu thế của thương mại thế giới. Tạo điều kiện và hỗ trợ DNNVV trong việc mở rộng liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế ở các địa phương khác, các Tổng Công ty, các DN lớn.
- Chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá cho các DNNVV bao gồm: chợ, trung tâm thương mại (bán buôn, bán lẻ hàng hoá), hệ thống cửa hàng tiện ích tại các địa điểm xã và thị trấn nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, tạo lập mối liên kết giữa lưu thông hàng hoá với sản xuất.
- Hỗ trợ các DNNVV phát triển các phương thức đại lý mua bán hàng hoá và cung cấp các dịch vụ vật tư cho sản xuất và tiêu dùng. Tạo điều kiện
cho các cơ sở sản xuất công nghiệp của huyện tham gia các Hiệp hội DN để giúp đỡ các DNNVV về thị trường và các hỗ trợ cần thiết khác.
- Hỗ trợ cho DNNVV thông tin thị trường, tạo điệu kiện cho các DN tham gia các hội chợ, tiếp xúc với thị trường trong nước và thế giới. Từng bước chủ động thâm nhập thị trường đối với các sản phẩm mà huyện có ưu thế.
- Khuyến khích các DNNVV ký hợp đồng với nông dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Các DN hoạt động trong lĩnh vực này được ưu tiên vay vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng ở vùng nguyên liệu, phối hợp các hoạt động khuyến nông, chuyển giao giống và kỹ thuật mới.
- Phát triển thị trường trong tỉnh gắn với thị trường ngoài tỉnh. Đồng thời đẩy mạnh việc xúc tiến thị trường xuất khẩu.
Bốn là, về phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường.Khuyến khích phát triển công nghệ cho công nghiệp theo hướng: kết hợp công nghệ mới hiện đại nhưng không bỏ qua công nghệ truyền thống trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế, duy trì công nghệ nhiều tầng, đa dạng hoá sản phẩm. Thực hiện hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước.Thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nhất là đối với ngành công nghiệp chế biến quy mô nhỏ là ngành có lợi thế của huyện trong giai đoạn hiện nay.
UBND huyện hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân khởi sự DN lập dự án đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng và đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác theo qui định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch phát triển DNNVV theo vùng lãnh thổ và địa phương. Hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm.
Khuyến khích các DNNVV đổi mới và cải tiến công nghệ theo hướng tiên tiến, sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, tăng hàm lượng công nghệ
trong sản phẩm sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn cụ thể của tỉnh và địa phương để phát triển công nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường.
1.2.1.2.Kinh nghiệm tại tỉnh Đồng Nai
Trong những năm qua, nhờ có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các DNNVV của Nhà nước ban hành, nhất là từ sau khi Luật DN có hiệu lực từ năm 2000, số lượng các DNNVV ở tỉnh Đồng Nai đã phát triển rất nhanh. Phần lớn các DN khu vực kinh tế dân doanh tỉnh Đồng Nai được thành lập trong thời gian qua là các DNNVV.
Nhận thức được vai trò quan trọng của DNNVV trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Đồng Nai đã tích cực triển khai chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của Chính phủ. Tại Đồng Nai hiện đã thành lập 2 Trung tâm thực hiện hỗ trợ DNNVV. Đó là Trung tâm hỗ trợ phát triển DNNVV Đồng Nai (SMEDAC) và Trung tâm khuyến công Đồng Nai thực hiện hỗ trợ DN DNNVV ở nông thôn.
Trung tâm hỗ trợ phát triển DNNVV Đồng Nai (SMEDAC Đồng Nai): SMEDAC Đồng Nai được thành lập theo thỏa thuận của UBND tỉnh Đồng Nai - Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam và tổ chức ZDH (Cộng hòa Liên Bang Đức). Có chức năng tư vấn hỗ trợ nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV theo Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ:
- Tư vấn cho DN tìm hiểu, giải thích chính sách, pháp luật; cung cấp văn bản pháp luật về thuế, đất đai, tín dụng, thi hành luật DN... có liên quan đến họat động của DN; tìm kiếm khách hàng, tham gia hội trợ, triển lãm trong và ngoài nước.
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho DN:
+ Lập dự án đầu tư và phương án vay vốn các tổ chức tín dụng.
+ Tìm địa điểm đầu tư để giới thiệu cho DN, lập hồ sơ cho DN được sử dụng đất hợp pháp vào sản xuất kinh doanh hoặc thuê đất của nhà nước.
+ Lập hồ sơ và xin giấy phép xây dựng.
+ Ghi sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính và khai thuế. + Hướng dẫn và đào tạo người làm kế toán tại DN.
- Đào tạo và tập huấn kiến thức quản lý DN.
- Đại diện cho DN và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho DN trong quan hệ với các cơ quan nhà nước và các cơ quan pháp luật.
Trung Tâm Khuyến công Đồng Nai - thuộc Sở Công nghiệp Đồng Nai: Có chức năng tham mưu giúp Sở Công nghiệp và UBND tỉnh thực hiện công tác khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể như sau:
- Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức cá nhân khởi sự DN lập dự án đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, tuyển dụng đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp theo vùng, lãnh thổ và địa phương.
- Hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
- Hướng dẫn, tư vấn cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
- Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề.
- Hỗ trợ cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh và tổ chức triển lãm, hội trợ và giới thiệu sản phẩm.
- Tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm, tham quan, khảo sát; hỗ trợ và tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội ngành nghề.
- Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và thực hiện dịch vụ tư vấn khoa học - công nghệ để hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn.
Để thực hiện hỗ trợ cho các DNNVV, tỉnh đã sử dụng các biện pháp sau: - Về khuyến khích đầu tư:
Trợ giúp đầu tư thông qua biện pháp về tài chính, tín dụng, áp dụng trong một thời gian nhất định đối với các DNNVV đầu tư vào một số ngành nghề, bao gồm ngành nghề truyền thống và tại các địa bàn khuyến khích theo quy định của Chính phủ.
- Về mặt bằng sản xuất:
Tỉnh tạo điều kiện cho các DNNVV được hưởng các chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.
- Về thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh:
+ Hỗ trợ, tạo điều kiện để DNNVV tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả hàng hoá, trợ giúp DNNVV mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
+ Trợ giúp việc trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm có tiềm năng của các DNNVV, để tạo điều kiện mở rộng thị trường.
+ Tạo điều kiện để các DNNVV tham gia cung ứng hàng hoá và dịch vụ theo kế hoạch mua sắm bằng nguồn ngân sách nhà nước; có kế hoạch ưu tiên đặt hàng và các đơn hàng theo hạn ngạch phân bổ cho các DNNVV sản xuất hàng hoá và dịch vụ bảo đảm chất lượng và đáp ứng yêu cầu.
+ Khuyến khích phát triển, tăng cường sự liên kết giữa các các DNNVV với các DN khác về hợp tác sản xuất sản phẩm, sản xuất linh kiện, phụ kiện, phụ tùng..., nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV.
+ Thông qua chương trình trợ giúp, tỉnh tạo điều kiện cho các DNNVV đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc, phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá,tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Về xúc tiến xuất khẩu:
Khuyến khích DNNVV tăng cường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thì trường xuất khẩu hàng hoá dịch vụ. Thông qua chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu, trợ giúp một phần chi phí cho DNNVV khảo sát, học tập, trao đổi hợp tác và tham dự hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường nước ngoài.
- Về thông tin, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực:
Tạo điều kiện, cung cấp các thông tin cần thiết qua các ấn phẩm và qua mạng Internet cho các DNNVV.
Trợ giúp kinh phí để tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV thông qua chương trình trợ giúp đào tạo.
Tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước trợ giúp các DNNVV trong việc cung cấp thông tin, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực.
Sở ngành, các đơn vị liên quan đến việc hỗ trợ phát triển DNNVV sẽ xây dựng và triển thực hiện các Chương trình trợ giúp DNNVV. Chương trình trợ giúp gồm: mục tiêu, đối tượng DNNVV cụ thể theo ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn hoạt động, nội dung trợ giúp, nguồn lực, kế hoạch, tổ chức thực hiện.
1.2.2. Bài học cho tỉnh Thá i Nguyên về phát triển DNNVV
Thứ nhất, phải xem đầu tư là là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh. Vì thế cần chủ động trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với qui hoạch chung của cả nước và của tỉnh. Chọn quy hoạch giao thông làm tiền đề để “đường thông đến đâu nhà đầu tư và DN tiến theo đến đó”.
Thứ hai, Nhà nước cần có chính sách toàn diện nhằm định hướng
khuyến khích và hỗ trợ phát triển các DNNVV theo ngành. Quản lý Nhà nước đối với DNNVV phải tuân thủ nguyên tắc quản lý bằng pháp luật, không can thiệp vào công việc của DN. Lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía các DN nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Mặt khác, địa phương phải tích cực, chủ động
triển khai vận dụng và phải có sự chỉ đạo thống nhất các ban ngành nhằm thực hiện đúng, hiệu quả các chủ trương chính sách. Làm những việc nhà đầu tư và DN cần là phương châm hành động thống nhất của bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.
Thứ ba, phát triển thị trường tài chính và có chính sách hỗ trợ của Nhà
nước cho DNNVV, nhất là đối với các DN mới thành lập.
Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV trong việc thuê đất để xây
dựng DN, tìm kiếm thị trường, phát triển công nghệ , đào tạo nguồn nhân lực,