Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 105)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Đánh giá chung

Qua quá trình khảo sát thực tế các DNNVV tỉnh Thái Nguyên mà trong đó chủ yếu là các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh đều gặp những khó khăn chung, cụ thể là về các vấn đề sau: Vốn và khả năng tiếp cận nguồn vốn; Lao

động và trình độ lao động; Đất đai; Trình độ công nghệ; Bộ máy tổ chức và năng lực quản lý; Chiến lược kinh doanh và phát triển; Môi trường kinh doanh; Xử lý môi trường

Kết quả khảo sát cho thấy 3 vấn đề nổi cộm nhất hiện nay cản trở sự phát triển của doanh nghiệp là: Vốn và khả năng tiếp cận, chiến lược kinh doanh và phát triển, đất đai. Những khó khăn khác được các doanh nghiệp đánh giá ở mức độ thấp hơn. Những trở ngại đối với DN được nêu trên đã phần nào phản ánh hiện trạng môi trường đầu tư của các DNCNNVV Thái Nguyên. Chúng ta có thể sử dụng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức đặt ra cho các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như sau:

ĐIỂM MẠNH (S)

- Nguồn nguyên vật liệu sẵn có, giá rẻ - Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ - Bí quyết công nghệ

- Trình độ quản lý có nhiều kinh nghiệm - Giao thông thuận tiện nên việc thông thương cũng dễ dàng

ĐIỂM YẾU (W)

- Các thủ tục pháp lý, các vấn đề liên quan đến thuế còn rườm rà và nhiều bất cập gây bất lợi trong quá trình KD. - Mối quan hệ chủ - thợ trong doanh nghiệp còn nhiều vấn đề phải quan tâm.

- Trình độ lao động chưa đồng đều

CƠ HỘI (O)

- Nhận được nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước, của tỉnh khi tiến hành đầu tư như: mặt bằng, thuế đất, thuế TNDN,... - Khi Việt Nam gia nhập WTO các doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi như: giảm thuế, cải cách khung pháp lý, kinh doanh lành mạnh hơn,… - Với sản phẩm mới lạ để chiếm lĩnh thị trường nên cơ hội mở rộng thị phần là dễ đạt được.

THÁCH THỨC (T)

- Sự canh tranh ngày càng gay gắt không chỉ có doanh nghiệp trong nước mà cả doanh nghiệp nưc ngoài khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO - Công nghệ ngày càng hiện đại làm cho dây chuyền sản xuất của DN trở nên lạc hậu do đó giảm sức cạnh tranh của DN. - Khủng hoảng chính trị, kinh tế đang có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của DN.

3.3.2.Những kết quả đã đạt được

Tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển biến phù hợp với quá trình tăng trưởng và dịch chuyển cơ cấu kinh tế chung của cả nước theo hướng: tập trung vào phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp và giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp. Trong sự phát triển chung đó các DNCNNVV đã có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng cao, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn và truyền thống do đó đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng chung của cả tỉnh, cũng như tạo cơ sở quan trọng cho việc thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy các ngành phát triển.

Mặc dù còn khiêm tốn nhưng bình quân hàng năm khối DNCNNVV của tỉnh tạo ra khoảng 1784 nghìn tỷ đồng giá trị tổng sản lượng, đóng góp xấp xỉ 60% vào tổng giá trị gia tăng (GDP) của tỉnh.

Nhờ giữ được nhịp độ tăng trưởng liên tục trong nhiều năm với tốc độ cao (12,5% năm) nên các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh đã góp phần giải quyết một số lượng đáng kể nhân công lao động. Một số ngành công nghiệp sau một số năm thay đổi cơ cấu lại sản xuất, sắp xếp và thu hẹp qui mô lao động, nay đã bước đầu sử dụng có hiệu quả số lao động hiện có, thu hẹp diện lao động chờ việc làm và tuyển thêm nhiều lao động xã hội mới. Nhiều cơ sở do kết quả kinh doanh khá nên đã từng bước nâng cao thu nhập và các khoản phúc lợi cho công nhân. Đây là yếu tố góp phần bảo đảm ổn định đời sống xã hội.

Sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh đã thu hút được một lượng lớn vốn nhàn rỗi trong nhân dân đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Với số lượng lớn, nhiều thành phần tham gia, hoạt động đa dạng, khu vực công nghiệp đã góp phần làm phong phú thêm chủng loại sản phẩm công nghiệp của thành phố, đồng thời tạo ra được một số sản phẩm có giá trị xuất khẩu như: gang đúc, titan, mành cọ, chè,…

Sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Thái Nguyên, một mặt tạo điều kiện để phát triển các loại ngành nghề thích hợp, mặt khác chính nó lại tạo cơ sở để phát triển cơ cấu nhiều thành phần trên địa bàn tỉnh. Giờ đây, trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh đã có đầy đủ các thành phần kinh tế tham gia với các loại hình thích hợp. Sự hình thành và phát triển của các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã cổ phần, xí nghiệp liên doanh và đặc biệt là các hộ sản xuất công nghiệp đã làm phong phú và đa dạng hơn, tạo sự sôi động trong quá trình phát triển chung. Nhờ vậy trong quá trình phát triển chung, dần dần các loại hình doanh nghiệp càng xác định rõ hơn về vai trò, vị trí, lợi thế và hạn chế của mình để có sự phối hợp cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy quá trình phát triển chung.

Quá trình phát triển trong thời gian qua của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh đã giúp các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lí kinh tế của tỉnh rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quí báu, đồng thời tạo cơ sở để họ đưa ra những định hướng để cải tiến, hoàn thiện công tác quản trị tại doanh nghiệp mình cũng như công tác quản lý kinh tế của các phòng ban chức năng thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.

3.3.3.Những tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Thái Nguyên còn có những tồn tại cần khắc phục sau:

Trước hết đó là, mặc dù có sự phát triển nhanh về số lượng các cơ sở nhưng qui mô đầu tư còn quá thấp, nhất là thành phần hộ sản xuất cá thể. Cơ cấu đầu tư, ngành nghề và phân bố địa lý còn mất cân đối chưa có tác dụng tích cực đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển của địa phương. Tuy chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các doanh nghiệp nhưng mức đóng góp vào nền kinh tế còn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của loại hình doanh nghiệp này.

Thứ hai, chất lượng sản phẩm còn khá thấp, mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng. Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường còn rất yếu. Các doanh nghiệp bị cạnh tranh gay gắt ngay trên thị trường tỉnh nhà, trong đó đáng kể đến là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành thế mạnh và truyền thống của thành phố như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản.

Thứ ba, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn quá thấp, lực lượng lao động và máy móc thiết bị chưa được tận dụng hết công suất, tỷ lệ số cơ sở làm ăn thua lỗ và phá sản chiếm một mức khá cao trong tổng số các doanh nghiệp (bình quân khoảng 30%). Sự phát triển của các cơ sở còn mang nặng tính tự phát, manh mún. Các doanh nghiệp thường bị động trong quan hệ thị trường và khả năng tiếp thị sản phẩm.

Thứ tư, sự tập trung với số lượng quá lớn các cơ sở trong nội thành hiện nay, một mặt gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới cuộc sống của các hộ dân cư trong tỉnh, mặt khác ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài và ổn định của các DN.

3.3.4.Nguyên nhân củ a những tồn tại

Do các thủ tục vay vốn từ các ngân hàng của tỉnh cũng như của Trung ương còn nhiều phức tạp và có những điểm chưa phù hợp, cộng thêm những tiêu cực phát sinh nên việc huy động vốn của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khả năng tích tụ vốn ở tỉnh Thái Nguyên khá thấp nên vốn đầu tư còn ít, khả năng bổ sung vốn không nhiều dẫn tới hầu hết các doanh nghiệp đều thiếu vốn, không có khả năng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

Mặc dù đã có những cải thiện song trình độ lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh còn yếu kém nhiều mặt, kể cả lao động quản lý. Phần lớn chủ doanh nghiệp chỉ kinh doanh theo kinh nghiệm mà không được trang bị kiến thức kinh doanh hiện đại. Điều này tạo ra sự thiếu ổn định trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Trong các cơ sở sản xuất công nghiệp của tỉnh thì các cơ sở thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân chiếm tỷ trọng quá lớn (luôn chiếm khoảng hơn 60%), trong khi những thành phần kinh tế còn lại chỉ chiếm chưa đầy 40%. Sự mất cân đối này là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hoạt động phân tán manh mún với quy mô vốn nhỏ bé của các DN trên địa bàn.

Cơ sở hạ tầng của tỉnh Thái Nguyên còn kém phát triển. Hệ thống đường giao thông nhỏ hẹp, chưa có các khu công nghiệp tập trung, các trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp còn quá ít,…Điều này không chỉ hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn mà còn là nguyên nhân dẫn tới thực trạng thu hút vốn đầu tư, thành lập các doanh nghiệp liên doanh, liên kết ở tỉnh diễn ra hết sức chậm chạp.

Môi trường kinh doanh không ổn định, cơ chế kinh tế thị trường đang trong quá trình hình thành và chưa đồng bộ. Trong tình hình đó các doanh nghiệp khó có thể xác định chiến lược đầu tư hợp lý, thường chạy từ ngành này sang ngành khác để đối phó với những biến động của thị trường.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung hiện nay thiếu hẳn sự định hướng phát triển và hỗ trợ cần thiết từ phía Nhà nước. Ở nước ta hiện nay thế nào là DN vừa và nhỏ, chính sách cho nó ra sao là những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Cơ chế chính sách của nhà nước về thuế suất, tín dụng, lãi suất chưa có tác dụng khuyến khích và bảo trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.

Chương 4

GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)