Tỉnh Thái Nguyên cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 108)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1.2. Tỉnh Thái Nguyên cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng kinh tế là điều kiện cơ bản, là tiền đề rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư ở thành phố Thái Nguyên hiện nay, cơ sở hạ tầng như giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống xử lý rác thải và chất thải,... còn kém phát triển, đặc biệt là ở năm xã miền núi ngoại thành. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là cần đầu tư xây mới và nâng cao các cơ sở hạ tầng đã có. Tuy nhiên, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất tốn kém, trong khi đó ngân sách của tỉnh Thái Nguyên còn hạn chế, do đó trước mắt cần đầu tư theo trọng điểm tập trung vào những công trình có tính cấp thiết và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cụ thể là:

Tiến hành nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông trong thành phố, đặc biệt là các tuyến đường nối giữa nội thành với 5 xã miền núi ngoại thành.

Theo đề án Quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 thì tỉnh Thái

Nguyên đầu tư tro ̣ng điểm vào KCN Yên Bình và Điềm Thu ̣y, tỉnh cần có chủ trương, chính sách ưu đãi, khuyến khích các DN chuyển vào đầu tư xây dựng tại cụm công nghiệp tập trung, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vào nề nếp, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, lâu dài của các doanh nghiệp đồng thời thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn đầu tư, giải quyết các thủ tục hành chính… tạo quỹ đất với đơn giá cho thuê phù hợp để các DNCNNVV, các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm trong các làng nghề, khu vực dân cư dời vào cụm công nghiệp.

Đối với các cơ sở có quy mô sản xuất nhỏ không có khả năng tham gia vào các khu công nghiệp tập trung thì tỉnh Thái Nguyên cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ có trọng điểm, tiến tới hình thành các làng nghề sản xuất công nghiệp. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay có thể hình thành được một số làng nghề như: làng nghề đúc gang, thép ở Lương Sơn; làng nghề chế biến chè ở Tân Cương; làng nghề sản xuất sản phẩm mộc, tấm lợp... Các làng nghề được hình thành và phát triển sẽ là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở địa phương so với các địa phương khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thái nguyên (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)