Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 82)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến

phát triển DNCNNVV

3.1.2.1. Yếu tố môi trường

Bảng 3.13. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố môi trường

N Minimum Maximum Mean DN khai thác hợp lý và tiết kiệm

nguồn tài nguyên địa phương 252 1 5 4.30

DN sử dụng nguyên liệu và công

nghệ ít ô nhiễm 252 1 5 4.26

DN đánh giá tác động của môi

trường SXKD hàng năm 252 3 5 4.33

DN được đảm bảo đủ nguồn năng

lượng cần thiết 252 1 5 4.29

Valid N (listwise) 252

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)

Theo như kết quả khảo sát, hầu hết cán bộ quản lý đánh giá yếu tố môi trường của DN là ở mức độ tốt (thỏa mãn). Các đối tượng nghiên cứu đánh giá điểm trung bình của các câu hỏi đạt từ 4.26 đến 4.33. Trong đó, cao nhất là

“DN đánh giá tác động của môi trường SXKD hàng năm”, đạt mức điểm trung bình là 4.33 và điểm trung bình thấp nhất là câu hỏi về “DN sử dụng nguyên liệu và công nghệ ít ô nhiễm” đạt 4.26. Điều này cho thấy cán bộ quản lý trong các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên đã đánh giá cao ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại DN mình. Ngoài ra, thông qua kết quả đánh giá cũng cho thấy việc các DNCNNVV tỉnh đã và đang sử dụng nguyên liệu và công nghệ có ảnh hưởng tới môi trường. Đây sẽ là một luận cứ để các cơ quan quản lý Nhà nước theo dõi, kiểm tra và xây dựng định hướng trong tương lai cho sự phát triển của các DN nói chung và DNCNNVV nói riêng.

3.1.2.2. Yếu tố chính sách của Nhà nước

Chính sách của Nhà nước có vai trò rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của các DNCNNVV. Các chính sách này có vai trò hỗ trợ hoặc kìm hãm sự phát triển trong tương lai của các DN. Khi nói đến chính sách Nhà nước không chỉ là chính sách từ Chính phủ mà còn liên quan đến cả chính sách hỗ trợ từ phía địa phương. Qua khảo sát cán bộ quản lý trong các DNCNNVV cho thấy:

Bảng 3.14. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về chính sách của Nhà nước

N Minimum Maximum Mean DN tiếp cận thủ tục hành chính Nhà

nước thuận lợi 252 1 5 3.14

Nhà nước áp dụng mức thuế phù hợp

với năng lực của DN 252 1 5 3.23

Chính sách của Nhà nước khuyến

khích DN mở rộng hoạt động SXKD 252 1 5 3.20

Chính sách của Nhà nước tạo môi

trường cạnh tranh lành mạnh 252 1 5 3.19

Valid N (listwise) 252

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy, khi được hỏi về chính sách của Nhà nước, có những cán bộ thể hiện thỏa mãn hoàn toàn (5/5) nhưng có cán bộ lại hoàn toàn không thỏa mãn (1/5). Điểm đánh giá trung bình dao động từ 3.14 đến 3.23, đạt mức trung bình. Quan điểm “DN tiếp cận thủ tục hành chính Nhà nước thuận lợi” đạt mức điểm thấp nhất và “Nhà nước áp dụng mức thuế phù hợp với năng lực của DN” đạt mức cao nhất. Điều này cho thấy các cán bộ quản lý vẫn chưa đánh giá cao, thậm chí gặp khó khăn khi tiếp cận các thủ tục hành chính, mặc dù, trong những năm qua, Nhà nước, cụ thể là Chính phủ và

chính quyền địa phương đã cố gắng cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu tinh giản và gọn nhẹ bộ máy quản lý nhằm trợ giúp cho các DN, song vẫn chưa thực sự gây ấn tượng đối với cán bộ quản lý trong các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên. Điều này, gợi mở cho chính quyền địa phương - nơi các DN tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng những giải pháp quyết liệt hơn trong cải cách thủ tục hành chính nhằm trợ giúp cho đối tượng DN rất đáng được quan tâm và có tiềm năng phát triển tại tỉnh - DNCNNVV.

3.1.2.3. Yếu tố nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực bao giờ và thời đại nào cũng là tài sản vô giá của bất kỳ một tổ chức từ cơ quan quản lý nhà nước đến các DN. Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của DN chịu ảnh hưởng bởi trình độ và kỹ năng của đội ngũ nhân lực. Các DN đều phải thường xuyên đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm cải thiện năng suất lao động.

Bảng 3.15. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về nguồn nhân lực

N Minimum Maximum Mean DN XD quy chế tuyển dụng hoàn chỉnh 252 1 5 3.87 DN XD quy chế hỗ trợ đào tạo nhân tài 252 1 5 3.94 DN thực hiện nghiêm chỉnh Luật Lao động 252 1 5 3.98

Valid N (listwise) 252

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)

Qua bảng khảo sát trên cho thấy, cán bộ quản lý đánh giá yếu tố nguồn nhân lực ở mức tốt với điểm trung bình từ 3.87 đến 3.98 với giá trị thấp nhất là 1 (hoàn toàn không đồng ý) và cao nhất là 5 (hoàn toàn đồng ý). Điều này cho thấy quy trình tuyển dụng cũng như các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho người lao động tại các DNCNNVV chưa được chú trọng. Bảng trên cho thấy, tiêu chí đánh giá “DN thực hiện nghiêm chỉnh Luật Lao động”

được đánh giá ở mức cao nhất, = 3.98 và thấp nhất là tiêu chí “DN xây dựng quy chế tuyển dụng hoàn chỉnh” có = 3.87.

3.1.2.4. Yếu tố vốn kinh doanh

Bảng 3.16. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về vốn kinh doanh

N Minimum Maximum Mean DN có nguồn vốn kinh doanh đảm bảo

cho DN hoạt động ổn định 252 1 5 2.49

DN có khả năng huy động nguồn vốn để

mở rộng hoạt động SXKD 252 1 5 2.60

Vốn huy động từ các nguồn khác của

DN dễ dàng 252 1 5 2.48

DN không gặp khó khăn trong việc tiếp

cận nguồn vốn kinh doanh 252 1 5 2.44

Valid N (listwise) 252

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)

Vốn kinh doanh và khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV nói chung và DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên nói riêng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Bởi đặc điểm vốn dĩ của các DNNVV là lượng vốn tự có thấp, lượng tài sản cố định nhỏ và đây là hạn chế lớn nhất của các DNNVV với các DN lớn. Việc tiếp cận vốn của hệ thống DN này luôn gặp phải trở ngại khi các Ngân hàng Thương mại luôn yêu cầu về tài sản thế chấp làm hạn chế khả năng vay vốn, dẫn đến hạn chế trong việc đầu tư trang thiết bị công nghệ mới và việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Qua bảng trên ta thấy điểm trung bình đánh giá mức độ yếu tố vốn kinh doanh đạt mức từ 2.44 đến 2.60, đạt mức thấp. Trong đó, quan điểm “DN không gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn kinh doanh” đạt mức điểm thấp nhất và “DN có khả năng huy động nguồn vốn để mở rộng hoạt động SXKD” đạt mức điểm cao nhất. Thực chất, đây mức điểm thấp và chỉ cao tương đối so với 3 quan điểm còn lại theo đánh giá của các cán bộ quản lý. Như vậy, thực trạng vốn kinh doanh của DN và khả năng huy động vốn của DN luôn là vấn đề nan giải. Thông qua đó, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các chính sách hỗ trợ trong tiếp cận tín dụng của Chính phủ, địa phương mà cụ thể là các Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Hội DNNVV tại tỉnh,...

3.1.2.5. Yếu tố thị trường

Nghiên cứu thị trường kinh doanh là hoạt động đầu tiên nhằm xây dựng và đảm bảo sự thành công cho bất kỳ một chiến lược kinh doanh của DN. Việc nghiên cứu đó với mục tiêu xác định nhu cầu, thị hiếu của khách hàng cũng như xu hướng trong sản xuất sản phẩm trong giai đoạn tới. Thông qua kết quả thể hiện ở bảng 3.17, có thể thấy rằng các cán bộ quản lý đánh giá yếu tố thị trường ở mức tốt với mức điểm dao động từ 3,69 đến 3,98. Trong đó, tiêu chí “Thị trường sản phẩm của DN ngày càng cạnh tranh” đạt mức điểm cao nhất và “DN có đầy đủ thông tin về thị trường”

đạt mức điểm thấp nhất.

Như vậy, có thể thấy, các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên đang trên con đường cùng với các DNCNNVV đất nước cũng như các DN ở các quốc gia trên thế giới đều phải cạnh tranh lành mạnh với nhau trong cùng một sân chơi khi xu hướng hội nhập quốc tế đã diễn ra ngày một sâu và rộng. Đây là một cơ hội những cũng là thách thức không nhỏ đối với các DNCNNVV - đối tượng DN rất dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường.

Bảng 3.17. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về yếu tố thị trường

N Minimum Maximum Mean DN có đầy đủ thông tin về thị trường 252 1 5 3.69 Sản phẩm của DN đáp ứng nhu cầu

của khách hàng 252 1 5 3.86

Thị trường sản phẩm của DN ngày

càng mở rộng 252 1 5 3.90

Thị trường sản phẩm của DN ngày

càng cạnh tranh 252 1 5 3.98

Valid N (listwise) 252

Ở đây, có thể thấy mặc dù thị trường kinh doanh sản phẩm của các DNCNNVV đã ngày càng cạnh tranh gay gắt nhưng các DN trên địa bàn tỉnh chưa thực sự quan tâm đến việc thu thập các thông tin thị trường, từ đó là nguyên nhân dẫn đến các DNCNNVV có thể mất thị phần ngay tại sân nhà nếu không xây dựng chiến lược phù hợp.

3.1.2.6. Yếu tố công nghệ

Đối với đối tượng DNNVV đặc thù hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thì công nghệ và tài chính là hai vấn đề quan trọng và có liên quan mật thiết với nhau. Nếu như DN có nguồn vốn ổn định và khả năng huy động vốn thì có điều kiện đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại giúp nâng cao năng suất lao động và tạo ra sự phát triển bền vững cho DN.

Khảo sát thực tế tại các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh cho thấy các DN đã nhận thức được công nghệ sản xuất hiện đại sẽ đáp ứng khách hàng tốt hơn song việc liên tục cải tiến công nghệ chưa được thực hiện thường xuyên bởi liên quan đến vấn đề vốn kinh doanh của DN được thể hiện trong quan điểm với mức điểm thấp nhất theo đánh giá của các cán bộ quản lý ở bảng 3.18.

Bảng 3.18. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về công nghệ

N Minimum Maximum Mean DN dành kinh phí tiếp cận công nghệ mới 252 1 5 3.29 DN liên tục cải tiến trình độ công nghệ 252 1 5 3.22 Công nghệ sản xuất của DN đáp ứng

nhu cầu khách hàng 252 1 5 3.35

DN đào tạo đội ngũ lao động đáp ứng

trình độ công nghệ mới 252 1 5 3.28

Valid N (listwise) 252

3.1.2.1. Yếu tố sự phát triển DNCNNVV

Thông qua kết quả khảo sát ở bảng 3.19, ta thấy quan điểm “DN đạt được tốc độ tăng trưởng như mong muốn” đạt mức điểm cao nhất và “Thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện” đạt mức điểm thấp nhất. Như vậy, có thể thấy các DNCNNVV trong giai đoạn vừa qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng như kế hoạch song vấn đề thu nhập của người lao động chưa được các DN cải thiện tương xứng với tốc độ tăng trưởng tại DN. Đây là vấn đề rất cần quan tâm khi các DNCNNVV trong những năm vừa qua đã chú trọng đến sự phát triển theo chiều rộng và chiến lược trong giai đoạn tới chính là tập trung phát triển theo chiều sâu, đảm bảo sự phát triển toàn diện.

Bảng 3.19. Đánh giá chung của đối tượng nghiên cứu về phát triển DNCNNVV

N Minimum Maximum Mean DN đạt được tốc độ tăng trưởng như

mong muốn 252 1 5 3.56

Doanh số bán hàng ngày càng tăng 252 1 5 3.48

Lợi nhuận của DN ngày càng tăng 252 1 5 3.42

Thu nhập của người lao động ngày

càng được cải thiện 252 1 5 3.41

Valid N (listwise) 252

(Nguồn: Kết quả phân tích số liệu điều tra)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thái nguyên (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)