Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 44)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin là một giai đoạn có ý nghĩa quan trong đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hôi. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí. Do đó, cần phải nắm chắc các phương pháp thu thập thông tin làm cơ sở cho việc lập kế hoạch thu thập khoa học nhằm đạt được mục tiêu trong giai đoạn này.

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Trong nghiên cứu này, thông tin thứ cấp được thu thập từ:

- Tổng cục thống kê và các cơ quan trong tỉnh như: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công thương, Cục thống kê Tỉnh và phòng thống kê của các huyện, sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn.

- Tạp chí, báo cáo, luận án, luận văn có công trình nghiên cứu liên quan - Các trang thông tin điện tử, website có uy tín trong và ngoài nước,...

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp a, Phương pháp chọn mẫu

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, tác giả không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà lựa chọn

phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (chọn một cách ngẫu nhiên một số đủ lớn đơn vị đại diện trong toàn bộ các đơn vị của tổng thể chung để điều tra rồi dùng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng ra thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể chung).

b. Quy mô mẫu:

Áp dụng phương pháp xác định cỡ mẫu dựa trên kinh nghiệm điều tra thực tế, Trên địa bàn tỉnh, chọn ra 3 vùng đại diện 3 khu vực: Thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên và huyện Đại Từ. 3 vùng này đại diện cho các lĩnh vực DNCNNVV đặc trưng: Khu vực thành phố Thái Nguyên có số lượng DNCNNVV lớn nhất tỉnh (195 DN), Thi ̣ xã Phổ Yên đa ̣i diê ̣n cho số lươ ̣ng DNCNNVV lĩnh vực chế biến khu vực phía Đông của tỉnh và huyê ̣n Đa ̣i Từ đa ̣i diê ̣n cho các DNCNNVV khai khoáng khu vực phía Tây của tỉnh. Căn cứ vào số lượng DNCNNVV thực tế tại 3 vùng đại diện, tác giả phân bổ quy mô mẫu như sau:

Bảng 2.1. Phân bổ số lượng phần tử mẫu điều tra theo vùng đại diện

Vùng đại diện Số lượng

Thành phố Thái Nguyên 195

Thị xã Phổ Yên 65

Huyện Đại Từ 25

Tổng 285

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)

Như vậy, tổng số phiếu phát ra là 285 phiếu. Kích cỡ mẫu được chọn thường nhỏ hơn so với tổng thể đối tượng nghiên cứu nên luôn tồn tại sự không chính xác tuyệt đối về kết quả nghiên cứu. Vì vậy, theo Daniel và Gate (2004), trong các nghiên cứu xác suất, thống kê, khi xác định kích cỡ mẫu, mức giới hạn sai số chọn mẫu thường là 5% hoặc 3%.

c, Đối tượng điều tra

Để đảm bảo được thông tin yêu cầu cho nghiên cứu, đối tượng điều tra là các cán bộ quản lý DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên từ cấp phó trưởng phòng trở lên vì chỉ có cán bộ quản lý mới là người am hiểu các khía cạnh trong hoạt động kinh doanh và hiểu được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển các DNCNNVV tỉnh.

d, Thiết kế phiếu khảo sát

Bảng khảo sát được thiết kế làm hai phần.

- Phần đầu nhằm thu thập thông tin chung của các đối tượng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả.

- Phần thứ hai được thiết kế nhằm thu thập ý kiến của các đối tượng khảo sát mức độ đồng ý về các yếu tố trong mô hình ảnh hưởng đến phát triển các DNCNNVV.

Ba loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo quãng, thang đo định danh và thang đo thứ tự. Dạng thang đo định danh nhằm mô tả đặc điểm mẫu (giới tính, cấp bậc, tuổi, loại hình sở hữu,…). Dạng thang đo thứ tự nhằm sắp xếp đặc điểm mẫu (thâm niên công tác, quy mô doanh nghiệp,…). Dạng thang đo quãng Likert 5 điểm dùng để đo lường mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu, biến thiên từ rất không đồng ý đến rất đồng ý (1- rất không đồng ý và 5 - rất đồng ý)

e, Phương pháp và thời gian khảo sát

Phương pháp điều tra bằng cách gửi và nhận phiếu trực tiếp tới các cán bộ quản lý các DNCNNVV tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)