5. Bố cục của luận văn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, nằmtrong khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.534,35 km2, dân số tính đến ngày 31/12/2015 là 1.173.238 người với 8 dân tộc anh em, trong đó chủ yếu là người Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chí, Cao Lan, Trại và Dao, Dân số phân bố không đều, Có khoảng 23% dân số tập trung ở khu vực Thành phố Thái Nguyên, Mật độ dân số rất khác biệt giữa các khu vực. Khu vực thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công có mật độ dân số kháđông, vùng cao và vùng nú i dân cư thưa thớt, Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 78 người/km2, cao nhất là thành phố Thái Nguyên 1.366 người/km2 [12].
Thái Nguyên là tỉnh không lớn, chỉ chiếm 1,43% diện tích cả nước và 0,13% dân số so với cả nước, Về mặt hành chính, Thái Nguyên có 7 huyện bao gồm các huyện: Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ , Phú Lương, Định Hoá, Phổ Yên và huyện Phú Bình, Có 01 thị xã Sông Công và 01 thành phố với tổng cộng 180 xã, phường, thị trấn.
Tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp với Bắc Kạn; phía Tây giáp vớiVĩnh Phú c, Tuyên Quang; phía Đông giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam với thủ đô Hà Nội, Với vị trí địa lý khá thuận lơ ̣i và là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của Việt Bắc nói riêng, của vùng Trung du miền nú i Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên còn là cử a ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Sự giao lưu đó đươ ̣c thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút cửa ngõ giao thông
để kết nối giữa các khu vực trên. Đường quốc lộ số 03 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc.
Các quốc lộ 37, 1B, 279 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh bạn lân cận như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và thủ đô Hà Nội. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều là mối giao lưu quan trọng giữa vùng đồng bằng với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên và nhiều cu ̣m công nghiệp vừa và nhỏ mới đươ ̣c hình thành xung quanh thành phố Thái Nguyên.
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là căn cứ địa cách mạng trong những năm kháng chiến, có truyền thống cách mạng và nền văn hoá đậm đà bản sắc của các dân tộc miền núi phía Bắc, Với 07 trường đại học hiện nay thuộc Đại học Thái Nguyên và 27 trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, lái xe. Thái Nguyên còn là trung tâm đào tạo khoa học và giáo dục cho các tỉnh miền núi phía Bắc, cung cấp nguồn nhân lực đươ ̣c đào tạo có chất lượng cho các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và cho Thái Nguyên nói riêng.
3.1.1.2. Đất đai, địa hình
Căn cứ vào mu ̣c đích sử du ̣ng mà chúng ta có thể tạm phân chia diện tíchđất đai của tỉnh Thái Nguyên như bảng 2.1 sau đây:
Trong tổng diện tích 353.435,2 ha đất tự nhiên của tỉnh thì có đến 78,15% là diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên theo thống kê đến đầu năm 2014 là 276.197,07ha và trong đó diện tích đất trồng lúa chiếm tới 59.830,88ha.
Bảng 3.1. Tình hình sử du ̣ng đất đai của tỉnh Thái Nguyên năm 2014 TT Mục đích sử dụng Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 353.435,20 100,00 I Đất nông nghiệp 276.197,07 78,15
1 Đất sản xuất nông nghiệp 99.385,87 28,12
1,1 Đất trồng cây hàng năm 59.830,88 16,93
1,2 Đất trồng cây lâu năm 39.554,99 11,19
2 Đất lâm nghiệp 172.631,82 48,84
3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 4.042,52 1,14
4 Đất nông nghiệp khác 136,86 0,04
II Đất phi nông nghiệp 41.461,51 11,73
1 Đất ở 1.081,52 2,85
1,1 Đất ở đô thị 1.675,86 0,47
1,2 Đất ở nông thôn 8.405,66 2,38
2 Đất chuyên dùng 19.837,37 5,61
2,1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 312,46 0,09
2,2 Đất quốc phòng, an ninh 2.973,70 0,84
2,3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 2.442,39 0,69 2,4 Đất có mục đích công cộng 14.108,82 3,99
3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 81,13 0,02
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 807,39 0,23
5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 10.558,72 2,99
6 Đất phi nông nghiệp khác 95,38 0,03
III Đất chưa sử dụng 35.776,62 10,12
(Nguồn: Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Thái Nguyên)
Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc nên vẫn có nhữngđặc điểm chung của khu vực đó là tỷ lệ đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Đất lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên là 172.631,82ha chiếm 48,94% tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh.
Diện tích đất phi nông nghiệp là 41.461,51ha chiếm 11,73% trong tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Diện tích đất dành cho nhà ở năm 2013 là 10.081,52ha chiếm 2,85% và diện tích chuyên dùng để xây dựng tru ̣ sở các cơ quan hành chính sự nghiệp, đất cho an ninh quốc phòng, các công trình công cộng phục vu ̣ cho xã hội là 19.837,37ha chiếm tỷ trọng 5,61% trong tổng diện tích đất tự nhiên.
Bên cạnh đó, diện tích đất chưa sử du ̣ng là 35.776,62ha chiếm 10,12% trên tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích này chủ yếu tập trung ở các huyện vùng cao như Võ Nhai, Định Hoá và vẫn để trong trạng thái tự nhiên vốn có,
3.1.1.3. Tiềm năng khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản: Thái Nguyên đươ ̣c thiên nhiên ban tặng chomột nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng và phong phú. Các loại tài nguyên khoáng sản như quặng sắt, than mỡ, thiếc, tài nguyên làm vật liệu xây dựng... tuy có trữ lượng không lớn nhưng đã được thăm dò và nhiều loại đang khai thác, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành một số trung tâm công nghiệp có mứ c độ chuyên môn hoá cao.
Bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, công tác quản lý tài nguyên môi trường luôn được thực hiện sát sao, kịp thời có các giải pháp ngăn chặn xử lý để quản lý, lập trật tự ổn định tình hình về khai thác, sử du ̣ng, vận chuyển khoáng sản và khuyến khích các nhà đầu tư tập trung vào chế biến sâu, nâng cao giá trị trong khai thác chế biến tài nguyên khoáng sản theo quy hoạch; kịp thời cấp đất cho chủ đầu tư các dự án, công trình đầu tư trên địa bàn tỉnh; cơ bản hoàn thành việc công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử du ̣ng đất về việc điều chỉnh cấp đổi giấy chứ ng nhận quyền sử du ̣ng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử du ̣ng đất ở đối với thửa đất ở có vườn, ao đã cấp vượt hạn mức đất ở theo quy định, do không tách diện tích đất ở và đất vườn, ao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo Nghị quyết số 34 của HĐND tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động tài nguyên, môi trường,
chấn chỉnh và xử lý vi phạm để đảm bảo việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường theo quy định.
3.1.1.4. Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu chia làm 2 mùa rất rõ rệt, Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm: 23ºC Nhiệt độ cao nhất: 32ºC
Nhiệt độ thấp nhất: 13,5ºC
Lượng mưa trung bình: 170mm/tháng
Độ ẩm không khí trung bình trong năm: 82 (%) Lượng nước bốc hơi trung bình 960mm/năm Số giờ nắng trung bình trong tháng: 106 giờ
Hệ thống thủy văn: Thái Nguyên có điều kiện thuỷ văn khá thuận lợi: Có hệ thống sông Cầu với tổng chiều dài 26 km, Hồ Núi Cốc có diện tích tự nhiên 25 km2 cung cấp và điều phối nước tưới, tiêu đáp ứng cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân.
Có thể nói tỉnh Thái Nguyên có điều kiện về đất đai, khí hậu và nguồn nước rất thuận lơ ̣i cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp với hai loại cây trồng chính là cây lúa và cây chè. Tỉnh có diện tích rừ ng bao phủ trên 48% vừ a có chức năng điều hoà khí hậu, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời mở ra tiềm năng phát triển kinh tế khi UBND tỉnh đã và đang giao đất, giao rừng cho người dân địa phương quản lý.