Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển doanh nghiệp theo chiều rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 53)

5. Bố cục của luận văn

2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển doanh nghiệp theo chiều rộng

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển DNCNNVV theo chiều rộng được thể hiện qua số lượng DNCNNVV mới đăng ký, số lượng DNCNNVV giải thể hoặc phá sản, DNCNNVV ngừng hoạt động, quy mô vốn trung bình của 1 DN.

Nội dung cụ thể đối với chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của DNCNNVV của một địa phương cụ thể như sau:

- Số lượng doanh nghiệp mới đăng ký:

Số lượng DN mới đăng ký = SLDN năm nay (sau khi loại trừ các doanh nghiệp giải thế phá sản, ngừng hoạt động) - SLDN năm trước.

Tỉ lệ SLDN

mới đăng ký (%) =

Số lượng doanh nghiệp mới đăng ký x 100 Tổng số doanh nghiệp hiện nay

Số lượng doanh nghiệp mới đăng ký cho thấy tốc độ gia tăng DNCNNVV của địa phương. Nếu tỷ lệ này quá thấp có nghĩa là tiềm năng phát triển DN tại địa phương còn hạn chế. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao có nghĩa là đi kèm với rủi ro giải thể, phá sản, áp lực cạnh tranh không lành mạnh và chất lượng của các DNCNNVV, sự yếu kém trong khâu quản lý DN của chính quyền địa phương.

- Số lượng doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản:

SLDN giải thể hoặc phá sản = Số lượng doanh nghiệp hiện tại (bao gồm doanh nghiệp mới đăng ký) - số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động - số lượng doanh nghiệp năm trước.

Tỷ lệ SLDN

giải thể phá sản (%) =

SLDN giải thể hoặc phá sản x 100 Tổng số doanh nghiệp hiện tại

Tỷ lệ DN phá sản cho ta đánh giá được chất lượng hoạt động quản trị DN của chủ DN và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Tỷ lệ này thấp có nghĩa là các DN tại địa phương hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả tạo điều kiện mở rộng phát triển, qua đó đánh giá được hiệu quả chính sách, công tác quản lý, điều hành hoạt đông của chủ DN, cơ quan quản lý nhà nước của kỳ đánh giá. Ngược lại, chỉ tiêu này quá cao cho thấy các DNCNNVV trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, công tác quản lý điều hành của chủ DN và cơ quan quản lý nhà nước hạn chế, yếu kém. Từ đó, cần xem xét các nguyên nhân và tìm ra giải pháp khắc phục hậu quả thực trạng.

- Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động:

SLDN ngừng hoạt động = Số lượng doanh nghiệp hiện tại (bao gồm doanh nghiệp mới đăng ký) - số lượng doanh nghiệp phá sản - số lượng doanh nghiệp năm trước.

Tỷ lệ SLDN

giải thể phá sản (%) =

SLDN ngừng hoạt động x 100 Tổng số doanh nghiệp hiện tại

Tỷ lệ này cho thấy rằng: bên cạnh những DN đã phá sản và giải thể thì còn một số doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn hoặc kinh doanh thiếu hiệu quả dẫn đến tạm dừng hoạt động kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Căn cứ vào chỉ tiêu này để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá hiệu quả quản lý và ban hành chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ tích cực các DN này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các DN trở lại hoạt động bình thường, có cơ hội phát triển.

- Quy mô vốn bình quân của 1 doanh nghiệp Quy mô vốn bình

quân của DN =

Vốn chủ sở hữu + Vốn vay (ngân hàng, các TC tài chính, tín dụng, các nguồn khác) SLDN hiện tại (bao gồm DN mới đăng ký) Quy mô vốn bình quân của DN là chỉ tiêu đánh giá sức mạnh của DN tại địa phương. Qua việc đánh giá chỉ tiêu này, cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được thực trạng vốn tự có và vốn chiếm dụng của DN trên địa bàn qua đó có những chính sách, giải pháp thích hợp để giúp DN cân đối và tiếp cận nguồn vốn.

Các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai là nói đến vốn. Vậy, yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là họ cần phải có sự quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn (trong đó bao gồm nguồn vốn tư có và các nguồn vốn vay) nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và vững mạnh. Đánh giá về quy mô vốn có ý nghĩa quan trọng giúp cơ quan quản lý nhà nước có cái nhìn toàn diện về khó

khăn, thuận lợi và bộ mặt của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. Sự tăng trưởng về giá trị vốn (ngắn hạn, dài hạn), cơ cấu nguồn vốn của từng loại hình doanh nghiệp, cơ cấu vốn theo ngành nghề kinh doanh, giải pháp huy động vốn của các doanh nghiệp…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)